【bóng đá hạng 2 tây ban nha】Thanh Hóa: Bắt tạm giam đối tượng lừa ‘chạy án” chiếm đoạt 180 triệu đồng
Đà Nẵng: Bắt khẩn cấp đối tượng giả mạo công an lừa “chạy án” Khởi tố nữ quái "nổ" từng công tác tại Bộ Công an để lừa đảo "chạy án" |
Ngày 31/5,óaBắttạmgiamđốitượnglừachạyánchiếmđoạttriệuđồbóng đá hạng 2 tây ban nha Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Quảng Xương đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Lê Thị Nam Phương (sinh năm 1978), ở phố Mật Sơn, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa để điều tra, làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, ngày 22/5/2023 Công an huyện Quảng Xương nhận được đơn tố giác tội phạm của một người dân ở xã Quảng Nhân, huyện Quảng Xương tố cáo Lê Thị Nam Phương có hành vi lừa đảo chiếm đoạt 180 triệu đồng để “chạy án” treo.
Đối tượng Lê Thị Nam Phương |
Ngay sau khi nhận được tin báo, Công an huyện Quảng Xương đã nhanh chóng vào cuộc điều tra, xác minh, làm rõ vụ việc. Qua xác minh và các tài liệu, chứng cứ thu thập được, bước đầu Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Quảng Xương xác định: Khoảng tháng 2/2022, do nợ nần và cần tiền tiêu sài cá nhân nên khi có người nhờ chạy án treo cho người thân bị Công an huyện bắt về tội “đánh bạc” và đang được tại ngoại, Lê Thị Nam Phương đã nhận lời giúp.
Để thực hiện hành vi của mình, Phương đã nói dối đang làm ở Tòa án tỉnh và yêu cầu nạn nhân chuyển cho mình (qua trung gian) số tiền 180 triệu đồng. Tin lời Phương, nạn nhân đã về lo đủ 180 triệu đồng để đưa cho Phương “chạy án”.
Đến tháng 10/2022, khi Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa xét xử phúc thẩm và y án 8 tháng tù giam thì nạn nhân mới biết mình bị lừa. Sau nhiều lần đến nhà Phương đòi lại tiền nhưng mới chỉ nhận lại được 25 triệu đồng, đến tháng 5/2023 sau khi chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, nạn nhân đã làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo của Lê Thị Nam Phương lên cơ quan Công an.
Qua vụ án trên, Công an tỉnh Thanh Hóa khuyến cáo: Trong trình tự tố tụng, khi cơ quan điều tra hoàn tất hồ sơ, chuyển Viện kiểm sát phê chuẩn và Tòa xét xử thì hồ sơ đã khép kín, không thể can thiệp. Khi phiên tòa sơ thẩm diễn ra, cũng có trường hợp kháng cáo, phúc thẩm được giảm án, nhưng không phải là do “chạy án” mà quá trình xem xét lại hồ sơ, có thể bị cáo có những tình tiết giảm nhẹ mà tại phiên sơ thẩm chưa xem xét kĩ lưỡng, hoặc bị cáo bổ sung thêm một số tình tiết có lợi cho bản thân, Hội đồng xét xử phiên phúc thẩm sẽ hội thẩm để giảm hình phạt cho bị cáo.
Do vậy, để không tiền mất tật mang, người dân cần nâng cao cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của tội phạm, nhất là tội phạm liên quan đến “chạy án” vốn đang nhức nhối trong thời gian gần đây.