您现在的位置是:Empire777 > Nhận Định Bóng Đá

【soi kèo nhà cái 88 hôm nay】Logistics cùng hành trang hội nhập

Empire7772025-01-26 03:38:58【Nhận Định Bóng Đá】8人已围观

简介Cải cách Theo Đề án phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm soi kèo nhà cái 88 hôm nay

Cải cách

Theùnghànhtranghộinhậsoi kèo nhà cái 88 hôm nayo Đề án phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải sẽ được phát triển thành một ngành dịch vụ quan trọng tại Việt Nam, đóng góp từ 5-10% vào tổng thu nhập sản phẩm quốc gia (GDP). Vì thế, logistics sẽ được kiện toàn, tạo mọi điều kiện và động lực để phát triển.

Nắm bắt được thời cơ này, nhiều DN đã tích cực đẩy mạnh đầu tư, gia tăng cơ sở vật chất để vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội.

Tiêu biểu như Công ty Cổ phần Logistics Hàng không ALS. Bà Bùi Thị Lệ Hằng, Phó Tổng Giám đốc ALS cho hay, khi mới thành lập, ALS cho rằng lĩnh vực logistics hàng không còn rất mới mẻ ở Việt Nam, có rất ít DN làm được nên sẽ tập trung làm dịch vụ “lõi”, chỉ làm logistics hàng không mà thôi. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, chiến lược này của ALS đã phải thay đổi bởi dịch vụ hàng không ở Việt Nam chưa thực sự lớn mạnh. Hơn nữa, ngành logistics và XNK cần đến dịch vụ vận tải đa phương thức, mỗi lĩnh vực lại bổ trợ cho nhau, kết nối với nhau trong cả một quá trình vận hành.

Chính vì thế, ALS đã cơ cấu lại hoạt động. Theo bà Hằng, ALS vẫn giữ lại dịch vụ “lõi” là logistics hàng không, nhưng đã đầu tư, mở rộng thêm nhiều dịch vụ khác như kho vận, khai thuê hải quan… Bên cạnh đó, ALS cũng kết hợp, đầu tư phát triển hàng loạt các dự án lớn của Công ty cũng như một vài dự án xã hội của Nhà nước…

Cũng nói về cách “đổi mới” của DN, ông Trần Bình Phú, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần vận tải và thuê tàu Vietfracht cho biết, ngành đóng tàu và vận tải biển trong nước gặp nhiều khó khăn do thiếu năng lực để phát triển, chịu sự cạnh tranh lớn của các DN nước ngoài. Vì thế, để tiết giảm chi phí, dành nguồn lực đầu tư cho những dự án cấp thiết hơn, Vietfracht đã tái cơ cấu đội tàu, cắt giảm tàu và chuyến tàu không cần thiết hoặc ít nguồn hàng, chuyển sang hoạt động mạnh hơn trong lĩnh vực giao nhận, vận tải đường bộ, khai thuê hải quan, cho thuê kho bãi.

Đây là hướng đi của nhiều DN trong thời gian tới khi các chuyên gia về logistics đều cho rằng, kim ngạch XNK của Việt Nam trong những năm tới sẽ tăng trưởng trung bình từ 8-10% mỗi năm và khối lượng giao dịch ngày càng tăng. Ông Ngô Thế Hùng, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần logistics Thắng Lợi cho hay, là DN vừa và nhỏ, chưa đủ nguồn lực để kiện toàn, đổi mới lại bộ máy nên Công ty lựa chọn đầu tư vào trọng điểm như tăng lượng nhân viên, mua xe vận tải, trang thiết bị… nhằm phục vụ nhu cầu ngày một nhiều hơn của khách hàng.

Vừa đi vừa làm

Theo ông Đỗ Xuân Quang, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội DN dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), chi phí logistics của Việt Nam còn quá cao, chiếm tới 20% GDP, trong khi chi phí logistics ở các nước phát triển chỉ chiếm 7-10% GDP do cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, thủ tục rườm rà, chi phí vận tải cao…

Nói về những bất cập như trên, ông Ngô Thế Hùng cho biết, hiện các loại “chi phí” phục vụ hoạt động logistics đang chiếm tới 50% doanh thu của Công ty, chưa kể đến tiền thuế, lương, bảo hiểm… cho nhân viên. Tiêu biểu như phí cầu đường, hiện phí đường cao tốc ở Việt Nam đang rất cao, “phí chồng phí”, trong khi nhiều khách hàng lại không đồng ý chi trả cho những khoản phí tăng thêm như vậy. Vì thế, mặc dù công việc và khách hàng tăng cao hơn nhưng những khoản phí này cũng đang ngốn mất khá nhiều lợi nhuận của DN.

Bên cạnh những bất cập về cơ sở hạ tầng cũng như cách thức quản lý sự phát triển của ngành, các DN logistics hiện còn “đau đầu” với vấn đề thiếu nguồn nhân lực. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu và phát triển logistics, từ nay đến năm 2019, ngành logistics còn cần đến 18.000 lao động, 53,5% DN logistics hiện đang thiếu lao động có chuyên môn, tình trạng “chảy máu” nguồn nhân lực vẫn đang diễn ra tại nhiều DN logistics trong nước.

Về vấn đề này, bà Bùi Thị Lệ Hằng cho rằng, Việt Nam vẫn chưa có nhiều trường lớp đào tạo bài bản về chuyên ngành logistics. Vì thế, khi DN tiếp nhận nhân viên sau tuyển dụng thường mất thêm thời gian và chi phí để đào tạo lại. Hơn nữa, với những ngành logistics cho chuyên môn cao, cần làm việc với đối tác nước ngoài, nhân viên còn cần phải có chứng chỉ, bằng cấp tiêu chuẩn quốc tế. Đây là vấn đề cần nhiều thời gian hơn nữa để cải thiện nên DN trong nước đành chấp nhận với nguồn nhân lực “vừa học vừa làm” hiện nay.

Điều dễ nhận thấy là ngành logistics còn nhiều vấn đề phải quan tâm và cải thiện để có thể phát triển theo đúng hướng đi mà Chính phủ đã đề ra. Trong bối cảnh nhiều DN logistics nước ngoài đã “đổ bộ” vào nước ta với kinh nghiệm và tiềm lực mạnh hơn, các DN Việt Nam không thể cạnh tranh được ngay mà cần đề ra chiến lược dài hơi hơn để vừa kinh doanh phát triển, vừa kết hợp cơ cấu, làm bền vững hơn hoạt động DN.

很赞哦!(28)