【bảng xếp hạng vfb stuttgart gặp leverkusen】Diễn đàn Nhịp cầu phát triển Việt Nam năm 2022
(HGO) - Chiều ngày 8-4,ễnđnNhịpcầuphttriểnViệtNamnăbảng xếp hạng vfb stuttgart gặp leverkusen tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao phối hợp cùng Tạp chí Kinh tế Việt Nam đồng tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu phát triển Việt Nam năm 2022 với chủ đề "Hội tụ nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững” dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc. Về phía tỉnh Hậu Giang dự có ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ngành tỉnh.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc phát biểu chị đạo hội nghị.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, cho rằng: Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Khát vọng về một Việt Nam hùng cường đã được thể hiện ở mục tiêu đưa đất nước gia nhập hàng ngũ nước có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045.
Quan điểm phát triển của Việt Nam trong giai đoạn 10 năm tới là “phát triển nhanh và bền vững”, đồng thời “phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biển đổi khí hậu”.
Quang cảnh hội nghị.
Ngày 1-10-2021, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, với mục tiêu tổng quát là thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội.
Cam kết mạnh mẽ đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP 26) và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được Chính phủ ban hành ngày 30-01-2022 cũng khẳng định quyết tâm phát triển một “nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững”.
Song hành để thực hiện các mục tiêu này là ba đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng, với trọng tâm là đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học - công nghệ. Đây là cơ sở để Việt Nam sử dụng hiệu quả nguồn lực, tăng cường khả năng quản lý, điều phối về tài chính và kỹ thuật, thúc đẩy quá trình tham gia của cộng đồng, khối doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
"Nếu nhìn nhận nguồn lực quốc gia theo tư duy và cách tiếp cận mở, cần phải gắn nguồn lực trong nước với nguồn lực ngoài nước, kết hợp hài hòa nội lực và ngoại lực, giữa sức mạnh dân tộc và thời đại. Trong mọi thời kỳ, đối ngoại luôn phục vụ sự phát triển lâu dài, bền vững và trường tồn của đất nước", Thứ trưởng Hà Kim Ngọc phân tích.
Nhấn mạnh phương châm “phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước”, “xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, Thứ trưởng cho biết Bộ Ngoại giao đã và đang cùng các Bộ, ngành, cơ quan liên quan đẩy mạnh phát huy các hình thức ngoại giao mới phục vụ phát triển như ngoại giao y tế, ngoại giao môi trường, ngoại giao khí hậu, ngoại giao công nghệ…
"Tiếp tục tinh thần đón đầu và vượt lên trên những con sóng lớn của thời cuộc, chúng tôi xác định việc nghiên cứu, tham mưu chính sách cho Chính phủ, hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong chỉ đạo, điều hành và triển khai chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển đổi mô hình phát triển trong nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngoại giao hiện nay và những năm tới", lãnh đạo Bộ Ngoại giao cho biết.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cũng đánh giá cao việc nhiều địa phương đã xây dựng và ban hành chiến lược, kế hoạch hành động tăng trưởng xanh cũng như các doanh nghiệp đã tìm kiếm các mô hình đổi mới sản xuất theo hướng xanh, bền vững. Bởi "xanh” hóa những mảng “nâu” kinh tế, đầu tư vào công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, kết cấu hạ tầng thông minh và bền vững, gia tăng đầu tư tư nhân là những bước tiến quan trọng góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
"Địa phương, doanh nghiệp và người dân không chỉ là trung tâm, động lực, đối tượng thụ hưởng, mà còn là các chủ thể nòng cốt và đi đầu hiện thực hóa các mục tiêu này. Việc nắm bắt các cơ hội để hội tụ nguồn lực của các chủ thể liên quan là quan trọng để xây dựng nền kinh tế - xã hội xanh gắn với phát triển bền vững", lãnh đạo Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.
Thứ trưởng cho biết Bộ Ngoại giao cam kết là người đồng hành tin cậy cùng địa phương và doanh nghiệp trên chặng đường đi tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng các địa phương và doanh nghiệp giai đoạn tới sẽ trở thành một lực lượng đi đầu năng động, sáng tạo, khơi dậy khát vọng phát triển, phồn vinh, đưa địa phương và đất nước cất cánh trong thời gian tới.
Cũng trong chương trình đã diễn ra Lễ công bố và vinh danh các Doanh nghiệp FDI tiêu biểu tăng trưởng xanh năm 2021 nhận giải thưởng Rồng Vàng lần thứ 21. Ban tổ chức nhận được hơn 600 đề cử và đơn vị đăng ký tham gia.
Qua 2 vòng khảo sát và xét chọn, chương trình Golden Dragon Awards 2022 sẽ công bố và vinh danh TOP 10 và TOP 50 Doanh nghiệp FDI tiêu biểu ở 6 nhóm ngành, bao gồm: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; Công nghệ số và dịch vụ số; Dịch vụ tài chính và bảo hiểm; Phát triển hạ tầng, khu công nghiệp và bất động sản; Giáo dục và chăm sóc sức khỏe; Nông nghiệp, thực phẩm và đồ uống.
Bên lề Diễn đàn Vietnam Connect và Golden Dragon Awards 2022 cũng sẽ diễn ra các cuộc gặp gỡ song phương và đa phương giữa các địa phương, doanh nghiệp với đại diện các cơ quan ngoại giao tại Việt Nam (đại sứ quán, lãnh sự quán), các hiệp hội thương mại nước ngoài (AmCham, EuroCham…). Ngoài ra, Ban tổ chức cũng thiết lập một không gian trưng bày những hình ảnh, thành tựu nổi bật của địa phương, doanh nghiệp tại khu vực tổ chức chương trình.
Tin, ảnh: NGỌC HƯỞNG