【đức tỷ số】Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp: SCIC tiếp tục đổi mới, phát huy vai trò của người đại diện

scic

Chủ tịch HĐTV SCIC Nguyễn Đức Chi công bố thông tin với báo chí về sự kiện bán vốn Nhà nước tại Vinamilk.

Đồng thời,ảnlývốnnhànướctạidoanhnghiệpSCICtiếptụcđổimớipháthuyvaitròcủangườiđạidiệđức tỷ số điều này cũng giúp cho SCIC thực sự trở thành cổ đông năng động của doanh nghiệp (DN); là nhà đầu tư hiệu quả, góp sức giúp DN được quản trị theo thông lệ quốc tế tốt và quy trình hiện đại, hiệu quả…

Tăng cường cán bộ tham gia trực tiếp tại Doanh nghiệp

Theo báo cáo của SCIC, tính đến 31/7/2017, tổng số danh mục đầu tư của SCIC tại 141 DN, với vốn nhà nước theo giá trị sổ sách là 19.558 tỷ đồng trên tổng số vốn điều lệ là 94.927 tỷ đồng, bao gồm: 134 công ty cổ phần; 2 công ty TNHH 2 thành viên trở lên; 5 công ty TNHH MTV.

Đến hiện tại, việc quản lý vốn nhà nước được thực hiện thông qua 227 người đại diện, tương ứng với 253 lượt người đại diện, trong đó có 171 người đại diện là cán bộ DN (chiếm tỷ lệ 75,33%). So với thời điểm tổ chức Hội nghị người đại diện của SCIC năm 2009, tỷ lệ người đại diện là cán bộ SCIC tăng 21,8%.

Kết quả trên được coi là một bước tiến lớn trong việc kiện toàn hệ thống người đại diện của SCIC, với mục tiêu đặt ra là tăng cường cử cán bộ SCIC, cán bộ lãnh đạo DN làm đại diện vốn tại các DN quan trọng, có quy mô lớn hoặc tại các DN phát sinh những vấn đề phức tạp.

Theo đánh giá của SCIC, hoạt động của người đại diện tại DN đã đạt kết quả tích cực, giúp SCIC thực hiện tốt hơn quyền và trách nhiệm của cổ đông góp vốn tại DN. Đặc biệt, trong hoạt động bán vốn nhà nước tại DN, người đại diện của SCIC cũng đã có đóng góp tích cực và mang lại hiệu quả. Theo đó, trong năm 2016, mặc dù bối cảnh thị trường không thuận lợi, nhưng người đại diện đã phối hợp tốt với SCIC bán vốn thành công tại 73 DN (trong đó bán hết vốn tại 71 DN, bán bớt 2 DN) và có 37 DN trong danh sách khó bán, thu về 16.112 tỷ đồng trên giá vốn 3.083 tỷ đồng (đạt 5,2 lần), chênh lệch tăng là 13.029 tỷ đồng.

Cùng với đó, người đại diện của SCIC cũng đã thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp tục tái cơ cấu, cổ phần hóa các DN theo quyết định tái cơ cấu SCIC của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp tốt với SCIC và các cơ quan quản lý nhà nước tập trung giải quyết dứt điểm những tồn tại của DN kinh doanh thua lỗ lớn, có tranh chấp, khiếu kiện kéo dài…

Nhìn chung, với những đổi mới cách thức quản lý người đại diện, cũng như trong chỉ đạo điều hành của SCIC, vai trò và trách nhiệm của người đại diện của SCIC tại DN đã ngày càng được nâng lên và phát huy hiệu quả tích cực, góp sức với SCIC trong việc thực hiện tốt hơn quyền và trách nhiệm của cổ đông góp vốn tại DN.

Tập trung thực hiện nhiệm vụ bán vốn tại 10 DN lớn

SCIC đã đề ra khá nhiều giải pháp mới và những chỉ đạo cụ thể cho người đại diện trong thời gian tới. Trong đó, một nhiệm vụ được SCIC quan tâm chú trọng, đó là việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu vốn nhà nước tại SCIC theo đề án tái cơ cấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong danh mục vốn nhà nước tại 141 công ty cổ phần, trong thời gian tới, SCIC sẽ bán hết vốn tại trên 100 công ty, trong đó có 10 DN lớn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Để thực hiện đạt kết quả công tác này, SCIC sẽ phối hợp với người đại diện tại các DN bán vốn để xây dựng lộ trình kế hoạch bán vốn; xử lý các tồn tại về tài chính, công nợ trước khi bán vốn; xây dựng hồ sơ công bố thông tin và phương án bán vốn theo đúng quy định của pháp luật để bán vốn hiệu quả nhất. Đối với các DN còn lại, SCIC sẽ phối hợp, chỉ đạo người đại diện thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cổ đông nhà nước; áp dụng quản trị tiên tiến nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của DN.

Cùng với đó để tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm và phát huy hơn nữa hiệu quả công tác của người đại diện, SCIC cho biết sẽ tiếp tục hoàn thiện các quy định của SCIC về công tác người đại diện. Đồng thời, trong thời gian tới, SCIC sẽ kiện toàn nhân sự, tăng cường các biện pháp hỗ trợ trong công tác người đại diện như: Tăng cường cử cán bộ SCIC tham gia kiêm nhiệm hoặc biệt phái đến làm việc tại DN - đặc biệt tại các doanh nghiệp thuộc diện giữ lại hoặc giám sát đặc biệt; tiếp tục ủng hộ và đề cử những người đại diện xứng đáng giữ các chức vụ trong bộ máy quản lý, điều hành DN.

Đặc biệt, SCIC cho biết, đối với người đại diện là cán bộ hành chính nhà nước sẽ thay thế dần hoặc không tiếp tục ủy quyền, để phù hợp với quy định của pháp luật. Cùng với đó là sẽ giám sát chặt chẽ tính tuân thủ của người đại diện đối với các chỉ đạo của SCIC; tích cực triển khai các khóa đào tạo, tập huấn, hội thảo, chuyên đề theo ngành, lĩnh vực cho người đại diện; tổ chức các diễn đàn liên kết DN để tạo cơ hội hợp tác kinh doanh, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước nhiều hơn trong thời gian tới...

Mai An