【dự đoán real madrid】Khả năng lạm phát một vài tháng tới sẽ thấp hoặc âm?

CPI

CPI một vài tháng tới sẽ hạ nhiệt,ảnănglạmphátmộtvàithángtớisẽthấphoặcâdự đoán real madrid nhưng không thể chủ quan cho cả năm 2018. Ảnh: DT

Vì sao lạm phát 2 tháng đầu năm tăng mạnh?

Lạm phát 2 tháng đầu năm của Việt Nam tăng 1,24% so với cuối năm 2017, đây là mức cao nhất 4 năm và cũng cao hơn hẳn các nước trong khu vực. Báo cáo Theo dõi lạm phát Việt Nam tháng 2/2018 do Bộ phận Phân tích và Tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) vừa phát hành cho rằng, có nhiều yếu tố dồn dập cùng đến đã khiến lạm phát của Việt Nam tăng cao trong tháng 2 vừa qua.

Theo đó, nguyên nhân đầu tiên là do yếu tố mùa vụ. Cụ thể, thời điểm trước Tết luôn chứng kiến giá thực phẩm tăng. Năm nay không còn khủng hoảng chăn nuôi lợn nên giá thịt tăng khá cao. Giá thịt lợn tăng 2,64%; giá gia cầm tươi sống tăng 2,46%; thủy sản tương sống tăng 3,62% trong tháng 2. Các mặt hàng khác cũng tăng giá như quả tươi tăng 5,24%, bánh kẹo, bơ, cà phê, chè búp khô có mức tăng từ 0,2% đến 4,0%. Riêng giá rau tươi giảm 1,72% do thời tiết thuận lợi làm tăng nguồn cung ra thị trường.

Báo cáo còn cho biết, nguyên nhân thứ hai là do nhu cầu thu mua gạo để xuất khẩu đã tiếp tục đẩy giá gạo tăng, kéo theo CPI lương thực tăng. Theo đó, giá lúa khô tại Đồng bằng Sông Cửu Long vào tuần 8/2/2018 là 6,2 – 6,3 nghìn đồng/kg, tăng 400 đồng/kg (~7%) so với thời điểm cuối năm 2017. Giá gạo xuất khẩu trung bình 2 tháng tăng 4,9% so với tháng 12/2017.

Bên cạnh đó, CPI tháng 2 tăng mạnh là do chịu ảnh hưởng của giá hàng hóa thế giới, cụ thể là giá dầu. Giá dầu thế giới tăng liên tục từ giữa tháng 12/2017 đến hết tháng 1/2018 nên đã ảnh hưởng đến giá trong nước giai đoạn trước Tết. Cụ thể, giá xăng trong nước đã tăng 2 đợt vào 4/1 và 19/1/2018 với mức tăng 1,1 nghìn đồng/lít (đối với xăng Ron 95-III). CPI giao thông 2 tháng đầu năm tăng 1,96% và là nhóm mặt hàng có mức tăng cao thứ 2 sau CPI thực phẩm.

Lạm phát 2018
Lạm phát của Việt Nam qua các năm (YTD%). Nguồn: SSI

Và cuối cùng là do giá tăng theo các quyết định hành chính, bao gồm quyết định tăng giá điện và tăng giá dịch vụ y tế. Giá điện sinh hoạt tháng 1 tăng 2,64% theo tháng do giá điện bình quân được điều chỉnh tăng 6,08% từ ngày 1/12/2017 theo quyết định của Bộ Công thương. CPI Dịch vụ y tế tăng 2,34% trong tháng 1 do có 9 tỉnh tăng giá dịch vụ y tế cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế theo Thông tư 02/2017/BYT.

Khả năng lạm phát sẽ thấp trong vài tháng tới

Mặc dù lạm phát 2 tháng đầu năm tăng cao, nhưng theo nhận định của Báo cáo này, nhiều khả năng lạm phát một vài tháng tới sẽ ở mức thấp và có thể âm. Bộ phận Phân tích và Tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân của SSI cũng đã đưa ra 3 lý do chính để phân tích cho nhận định này.

Đầu tiên là giá dầu thế giới đã giảm từ mức đỉnh trên 65 USD/thùng vào đầu tháng 2 xuống còn 60-61 USD/thùng. Giá xăng trong nước đã giảm 400 đồng/lít với Ron 95-III và sẽ được phản ánh vào lạm phát tháng 3 này.

Đơn vị này cho rằng, thời gian tới sẽ không còn yếu tố mùa vụ, nên giá thực phẩm sẽ bình ổn trở lại. Giá lợn tại Trung Quốc đang có xu hướng giảm và có thể ảnh hưởng đến xu hướng giá thịt và gia cầm tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, 54/63 tỉnh, thành phố đã điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế, với 9 tỉnh còn lại, mức ảnh hưởng của việc tăng giá theo theo Thông tư 02 sẽ không còn nhiều. Trong năm 2017 vừa qua, 45 tỉnh đã tăng giá làm CPI dịch vụ y tế tăng 37,3% theo năm, tác động làm CPI chung tăng 1,35% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy vậy, “cũng không thể chủ quan với diễn biến lạm phát trong năm 2018, bởi bên cạnh các yếu tố chi phí đẩy, sự hồi phục kinh tế toàn cầu và của kinh tế Việt Nam sẽ kéo theo gia tăng nhu cầu, từ đó cũng kéo lạm phát tăng. Sự khơi thông cánh cửa xuất khẩu với các mặt hàng nông sản như gạo, cá tra là một ví dụ cho thấy tác động của nhu cầu bên ngoài đến giá hàng hóa trong nước”, Báo cáo lưu ý./.

D.T