Trình bày báo cáo tại hội nghị,ịtrườngchứngkhoánbiếnđộngmạnhvốnngoạilàđiểmsálịch bd anh ông Phạm Hồng Sơn – Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong năm 2022 diễn biến phức tạp và chịu áp lực lớn từ biến động của thị trường quốc tế, trước xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ của các nước lớn để kiềm chế lạm phát và nguy cơ suy giảm kinh tế toàn cầu.
Sau khi tiếp tục giữ đà tăng trưởng trong quý I/2022, TTCK Việt Nam bước vào giai đoạn điều chỉnh giảm mạnh. Nguyên nhân xuất phát từ tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước những bất ổn và triển vọng kém tích cực về kinh tế - chính trị thế giới và có sự đồng pha với diễn biến trên TTCK thế giới. Bên cạnh đó, thời gian qua đã xuất hiện một số vụ việc và biểu hiện không lành mạnh trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu, như thao túng thị trường, che giấu thông tin, trục lợi..., đã được cơ quan thẩm quyền xử lý quyết liệt, nhằm thanh lọc và minh bạch thị trường. Những vụ việc này, trong ngắn hạn, làm ảnh hưởng mạnh đến TTCK và tâm lý nhà đầu tư.
Tiếp nối đà tăng của năm 2021, chỉ số thị trường đã duy trì được mức tăng mạnh mẽ trong những tháng đầu năm, trong đó đạt mức đỉnh lịch sử mới với 1.528,57 điểm vào ngày 6/1/2022. Tuy nhiên, sau đó trước những ảnh hưởng đến từ tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, TTCK Việt Nam bước vào giai đoạn điều chỉnh mạnh và đạt mức thấp nhất vào ngày 15/11/2022, với chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 911,9 điểm; sau đó đã có những tuần hồi phục tích cực. Tính đến ngày 23/12/2022, chỉ số VN-Index đạt 1.020,34 điểm, giảm 33,25% so với mức đỉnh được thiết lập đầu năm và giảm 31,9% so với cuối năm 2021. Giá trị vốn hoá 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM tính đến ngày 23/12/2022 ước đạt 5.278 nghìn tỷ đồng, giảm 32% so với cuối năm 2021, tương đương 62,2% GDP.
Cùng với diễn biến không tích cực của VN-Index, báo cáo của UBCKNN cho biết thêm, thanh khoản thị trường cũng sụt giảm đáng kể từ đầu năm đến nay. Từ mức giao dịch bình quân 31.160 tỷ đồng/phiên trong quý I, thanh khoản thị trường bắt đầu sụt giảm mạnh từ tháng 4 và xuống mức thấp nhất trong tháng 11 với giá trị giao dịch bình quân chỉ đạt 13.017 tỷ đồng/phiên, giảm 58,2% so với quý I. Tính chung từ đầu năm tới nay, giá trị giao dịch bình quân đạt 20.368 tỷ đồng/phiên, giảm 23,4% so với bình quân năm trước.
Quy mô thị trường cổ phiếu niêm yết tiếp tục tăng trưởng. Tính đến cuối tháng 11/2022, quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch (ĐKGD) của thị trường đạt 1.970 nghìn tỷ đồng, tăng 13,26% với cuối năm 2021 với 757 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 sở giao dịch chứng khoán và 859 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM.
Với những thay đổi lớn từ các biến động kinh tế trên thế giới, TTCK Việt Nam cũng chịu những tác động không nhỏ, khiến thị trường có những giai đoạn giảm sâu. Tuy nhiên, với yếu tố vĩ mô duy trì ổn định, với lợi thế chi phí lao động, Việt Nam đã ký hiệp định thương mại tự do với nhiều nước, và được hưởng lợi từ chuyển giao thương mại Trung Quốc - Mỹ đã mở ra triển vọng tốt cho nền kinh tế nói chung, trong đó gồm TTCK, từ đó giúp thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài quay lại mua ròng mạnh trong tháng 11 cho thấy, TTCK vẫn là điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ngoại. |
Trên thị trường trái phiếu, đến cuối tháng 11/2022, thị trường có 447 mã trái phiếu niêm yết, với giá trị niêm yết đạt hơn 1.708 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm 2021 (tương đương 20,1% GDP). Về quy mô giao dịch, tính từ đầu năm tới nay, giá trị giao dịch bình quân đạt 7.720 tỷ đồng/phiên, giảm 32,3% so với bình quân năm trước.
Cùng với đó, TTCK Việt Nam năm 2022 chứng kiến số lượng tài khoản nhà đầu tư chứng khoán tiếp tục gia tăng kỷ lục. Tính chung 11 tháng đầu năm, nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới hơn 2,48 triệu tài khoản, gấp khoảng 2,58 lần so với cuối năm trước. Tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đã gần 6,8 triệu tài khoản, tăng 57,7% so với cuối năm 2021. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số tài khoản chứng khoán nhà đầu tư trong nước tương đương hơn 6,7% dân số cũng cho thấy TTCK Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng, thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư trong nước.
Cũng tại hội nghị, ông Phạm Hồng Sơn cho biết thêm, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng mạnh trên TTCK trong những tháng cuối năm phản ánh sự lãnh đạo đúng đắn, linh hoạt trong điều hành chính sách của Chính phủ.
Theo đó, trong năm 2022, sau khi thực hiện bán ròng quý I, nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu có động thái quay lại mua ròng mạnh trong những tháng cuối năm. Tính từ đầu năm đến nay, khối ngoại đã mua ròng 24.813 tỷ đồng trên thị trường cổ phiếu, chứng chỉ quỹ.
Báo cáo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBCKNN cho biết thêm, trong năm 2022, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, UBCKNN đã rất nỗ lực trong công tác chỉ đạo, điều hành nhằm đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.
Toàn cảnh Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của UBCKNN ngày 27/12. |
Theo đánh giá của các tổ chức tài chính, TTCK Việt Nam vẫn là thị trường hấp dẫn so với các thị trường khác trong khu vực, khi dòng vốn nước ngoài đã quay trở lại mạnh mẽ vào những tháng cuối năm. Định giá P/E hiện tại vào khoảng 12 lần, trong khi các thị trường khác (Thái Lan, Philippines, Malaysia hay Indonesia) đều cao hơn Việt Nam (khoảng 16 lần). ROE (lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) của VN-Index đạt khoảng 15%, cao hơn mức 9 – 10% của các nước trong khu vực. |
Theo đó, UBCKNN đã chủ động, tích cực hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý theo đúng chương trình đề ra. Đồng thời, trong giai đoạn thị trường điều chỉnh vừa qua, các giải pháp bình ổn thị trường được tổ chức thực hiện quyết liệt như yêu cầu các sở giao dịch chứng khoán công bố số liệu giao dịch tự doanh của các công ty chứng khoán; thực hiện điều chỉnh giá thanh toán cuối cùng trong ngày đáo hạn phái sinh đã được thị trường đánh giá cao, giúp nâng cao tính minh bạch của thị trường; tiến hành rà soát tổng thể các quy định tại Luật Chứng khoán, các văn bản hướng dẫn nhằm khắc phục những bất cập, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Cùng với đó, UBCKNN cũng đã kịp thời thông tin, tuyên truyền, cung cấp thông tin chính thống, chính xác về chủ trương, định hướng điều hành và tình hình kinh tế vĩ mô, TTCK nhằm tăng cường minh bạch cho thị trường.
Bên cạnh đó, UBCKNN tiếp tục triển khai tái cấu trúc TTCK, tăng cường công tác quản lý công ty đại chúng và các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Hoạt động thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm đã được đẩy mạnh trong bối cảnh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán ngày càng tinh vi, phức tạp. UBCKNN luôn tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong tổ chức bộ máy, thực hiện cải cách hành chính trong các hoạt động của UBCKNN đối với doanh nghiệp.
Trong năm 2023, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, UBCKNN tiếp tục tiến hành rà soát tổng thể các quy định tại Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn để xem xét, trình các cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với bối cảnh hoạt động mới của TTCK.
Cũng trong thời gian tới, bên cạnh việc chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh các dự án đang triển khai, đặc biệt là hệ thống công nghệ thông tin mới, công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm sẽ tiếp tục được tăng cường. Hiện cơ quan quản lý cũng đang triển khai tích cực các giải pháp để thu hút vốn nước ngoài trong bối cảnh mới, trong đó điểm nhấn là công tác nâng hạng TTCK.
Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều khó khăn như hiện nay, cùng với việc đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, UBCKNN sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế - chính trị, động thái chính sách của các nước trên thế giới, đánh giá tác động, ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam để kịp thời có các giải pháp phù hợp, bảo đảm thị trường phát triển ổn định, minh bạch./.