【ketqua.net vn】RCEP xem xét kết nạp thêm thành viên vào năm 2024
Hội nghị Thượng đỉnh Kinh tế và Thương mại RCEP lần thứ 3 RCEP tạo động lực tăng trưởng mới cho thương mại Việt Nam Hiệp định RCEP góp phần xây dựng cộng đồng kinh tế du lịch lớn nhất thế giới Tận dụng RCEP để gia tăng hàng hóa,étkếtnạpthêmthànhviênvàonăketqua.net vn thương hiệu Việt tại Indonesia |
Thông tin từ TTXVN, mới đây, Ban Thư ký Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cho biết công tác sơ bộ nhằm cho phép nhiều nước tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đang được tiến hành và các thủ tục kết nạp có thể sẵn sàng vào năm 2024.
RCEP hiện quy tụ 15 thành viên, trong đó có 10 nước ASEAN, cùng 5 nước đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. RCEP cũng sẽ mở cửa đối với các quốc gia khác. Cho đến nay, nhiều nền kinh tế, trong đó có Sri Lanka và Hong Kong (Trung Quốc), đã bày tỏ quan tâm đến việc gia nhập khối thương mại này.
RCEP xem xét kết nạp thêm thành viên vào năm 2024 |
Theo ông Satvinder Singh - Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng kinh tế, thủ tục kết nạp thành viên mới đang được soạn thảo. Sau khi hoàn tất, các bên quan tâm có thể bắt đầu quá trình đàm phán chính thức để gia nhập RCEP.
Phát biểu tại một hội nghị mới đây ở Jakarta, ông Singh cho biết: “Chúng tôi đang ở giai đoạn chuẩn bị nền tảng cho các quy tắc kết nạp. Một khi hoàn tất, sẽ bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập của các bên”. Khi được hỏi về mốc thời gian cụ thể để hoàn tất các quy tắc gia nhập nói trên, ông Singh cho hay: “Chúng tôi hy vọng là vào năm 2024”.
RCEP được ký kết vào ngày 15/11/2020 bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 do Việt Nam làm Chủ tịch, và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. RCEP chiếm 30% GDP toàn cầu. Thỏa thuận này hướng tới loại bỏ 90% thuế nhập khẩu nội khối trong vòng 20 năm.
Tại Hội nghị được tổ chức ở thành phố Semarang của Indonesia tháng 8 vừa qua, các Bộ trưởng RCEP đã ra tuyên bố chung đề cập đến các thủ tục kết nạp. Hội nghị cũng kêu gọi Ủy ban hỗn hợp thực thi RCEP - bao gồm các quan chức cấp cao của các thành viên - hoàn tất các thủ tục kết nạp trong thời gian sớm nhất.
Với Việt Nam, Hiệp định RCEP bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2022. Bộ Công Thương cho biết, RCEP đặt mục tiêu cắt giảm hoặc loại bỏ thuế quan của các quốc gia thành viên áp dụng đối với khoảng 92% hàng hóa có xuất xứ trong vòng 20 năm. Đồng thời, Hiệp định RCEP hợp nhất phạm vi của các FTA ASEAN+1 hiện có (FTA của ASEAN với năm đối tác), bao quát một cách toàn diện cả về phạm vi lẫn chiều sâu của cam kết.
Để thực thi Hiệp định RCEP, Việt Nam đã ban hành các Kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP ở cấp Chính phủ (Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 4/1/2022) cũng như triển khai các chương trình, kế hoạch hành động ở cấp Bộ, ngành, địa phương với 3 nhiệm vụ trọng tâm bao gồm: Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, thể chế; công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin; và công tác nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng hiệu quả Hiệp định RCEP.
Bên cạnh đó, để thực hiện các cam kết của Việt Nam trong Chương Thương mại hàng hóa của Hiệp định RCEP, Việt Nam đã hoàn thành: Chuyển đổi Biểu cam kết thuế quan từ phiên bản 2012 sang phiên bản 2017 và từ phiên bản 2017 sang phiên bản 2022 và ban hành Nghị định số 129/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 nhằm thực hiện cam kết thuế quan theo Hiệp định RCEP (Bộ Tài chính).
Là một thành viên của RCEP, Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng ổn định trong lĩnh vực nhập khẩu và xuất khẩu. Trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt trên 730 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm trước đó (tương ứng tăng 61,2 tỷ USD). Theo một báo cáo do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, Việt Nam có khả năng sẽ đạt mức tăng thu nhập và thương mại cao nhất trong số các thành viên RCEP trong giai đoạn từ năm 2020 - 2035.