【tỉ số bóng dá】Cải cách là điều kiện tiên quyết để phục hồi kinh tế
Đây là quan điểm được nhấn mạnh tại Hội thảo “Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021: Cải cách,ảicáchlàđiềukiệntiênquyếtđểphụchồikinhtếtỉ số bóng dá hội nhập và phát triển bền vững”, do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức mới đây.
Hai kịch bản kinh tế cho năm 2021
Tại Hội thảo, CIEM công bố Báo cáo “Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021: Đổi mới để thích ứng”, với các nội dung cụ thể về cập nhật, đánh giá diễn biến kinh tế vĩ mô trong năm 2020; đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô cho năm 2021; phân tích sâu, dựa trên bằng chứng định tính và/hoặc định lượng, về một số vấn đề kinh tế nổi bật hiện nay; kiến nghị một số định hướng đổi mới kinh tế (bao gồm cả thể chế kinh tế) và giải pháp chính sách cho công tác quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô trong năm 2021.
Trong đó, báo cáo dự báo 2 kịch bản cho tăng trưởng kinh tế năm 2021. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế năm 2021 có thể đạt mức 5,98% theo kịch bản 1, và 6,46% trong kịch bản 2. Xuất khẩu cả năm dự báo tăng 4,23% trong kịch bản 1 và tăng 5,06% trong kịch bản 2. Thặng dư thương mại dự báo tương ứng ở các mức 5,49 tỷ USD và 7,24 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2021 lần lượt đạt 3,51% và 3,78%.
Báo cáo cũng phân tích thực trạng cải cách thể chế liên kết vùng và một số kết quả đạt được liên quan đến kết nối đồng bộ cơ sở hạ tầng vùng và liên vùng, giải quyết hài hòa hơn các mâu thuẫn giữa các địa phương trong vùng và đề xuất chính sách/dự án chung đối với vùng và liên vùng. Mặc dù vậy, vẫn còn không ít thách thức liên quan đến giám sát việc thực hiện quy hoạch, tính toán lợi thế so sánh giữa các tỉnh/thành phố trong vùng, hay liên kết đầu tư phát triển.
Theo ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp của CIEM, diễn biến kinh tế Việt Nam trong năm 2021 có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như: kinh tế thế giới còn bất định, rủi ro; dịch Covid-19 và các biến thể diễn biến phức tạp, khó lường; nhiều nền kinh tế thực hiện các gói hỗ trợ quy mô lớn, trong khi thiếu điều phối ở cấp độ toàn cầu, có thể gây ra những rủi ro không nhỏ đối với thị trường tài chính thế giới và tình trạng nợ toàn cầu; cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số tiếp tục chuyển biến nhanh, ảnh hưởng đến sự phát triển của cả doanh nghiệp và thị trường trong nước của Việt Nam. Ở trong nước, khả năng duy trì các cải cách thực chất đối với môi trường đầu tư – kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến quyết định mở rộng đầu tư của nhiều doanh nghiệp nước ngoài; nhu cầu tiêu dùng trong nước có thể gia tăng nhanh hơn, doanh nghiệp có thể tập trung hơn đến khai thác thị trường trong nước… Dù kỳ vọng nhiều vào tác động tích cực của EVFTA, Việt Nam có thể phải đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ, v.v., không chỉ ở thị trường Mỹ.
“Bình thường mới” phải gắn với nỗ lực cải cách
Trong bối cảnh đó, một thông điệp được nhấn mạnh lại là cần tiếp tục tập trung vào cải thiện nền tảng kinh tế vi mô và đổi mới hệ thống thể chế kinh tế theo hướng thân thiện hơn với sáng tạo và môi trường, gắn với xử lý hiệu quả những rủi ro – đặc biệt gắn với Covid-19, trong bối cảnh “bình thường mới”. Các nỗ lực này không tách rời, mà là một phần tiên quyết ngay trong kế hoạch phục hồi kinh tế của Việt Nam.
TS Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng CIEM cho biết, đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020 – đúng thời điểm chúng ta đang hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nên kịp cho chúng ta điều chỉnh những đánh giá, yêu cầu và giải pháp cho giai đoạn chiến lược tới. Cùng với đó, diễn biến phức tạp và kéo dài của đại dịch Covid-19 buộc chúng ta phải nhìn nhận các yêu cầu cải cách đủ sâu rộng trong thời gian tới, thay vì tư duy “chờ qua dịch rồi mọi thứ sẽ bình thường trở lại”.
Thực tế, nhiều yêu cầu cải cách được nhìn nhận hậu Covid-19 không phải là mới, mà đại dịch chỉ giúp đẩy nhanh các cải cách này. Nổi bật và rõ nét nhất là chuyển đổi số, khi những chuyển biến trong năm 2020 được cho là nhiều hơn cả các năm trước cộng lại. Hay như với ý tưởng phát triển mô hình kinh tế ban đêm, đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cuối tháng 7/2020, khi dịch vừa mới bùng phát trở lại ở Đà Nẵng.
“Hội nhập, cải cách và phát triển bền vững” đều là những yêu cầu mà chúng ta đã nhìn nhận và thực hiện bài bản trong những năm qua. Trong thời gian tới, những yêu cầu này vẫn có nhiều ý nghĩa đối với Việt Nam. Dù vậy, trong bối cảnh Covid-19, những yêu cầu này cũng phải có những điều chỉnh nhất định. Hội nhập, cải cách và phát triển bền vững sẽ không thể tiếp tục đi song song, mà phải “bện chặt” với nhau hơn” - TS Trần Thị Hồng Minh cho biết.
Đồng tình với nhiều nhận định của báo cáo, PGS.TS Lê Xuân Bá - nguyên Viện trưởng CIEM cho rằng, những thành tựu của thời gian qua là rất ấn tượng, tuy nhiên không nên quá chủ quan, say sưa với thành tựu đạt được bởi trước mắt khó khăn còn dài. Giải pháp căn cơ nhất, vừa trước mắt vừa lâu dài, vẫn là phải tiếp tục đẩy mạnh đổi mới thế chế để phục hồi và phát triển kinh tế bền vững. Trong đó, cải cách thể chế bao gồm cải cách hệ thống pháp luật, cải cách bộ máy tinh gọn, hiệu quả, cải thiện môi trường kinh doanh… “Đây là cái gốc của mọi vấn đề, thể chế tốt thì mọi thứ khác sẽ tốt” - ông Lê Xuân Bá khẳng định.
Dương An