【những trân bóng hôm nay】Bảo vật quốc gia: Tượng sư tử đá nghìn tuổi ở chùa Hương Lãng

Bệ tượng Phật đá hoa sen chùa Hương Lãng được tạo tác nên bởi nhiều phiến đá ghép lại với nhau,ảovậtquốcgiaTượngsưtửđánghìntuổiởchùaHươngLãnhững trân bóng hôm nay bằng phương pháp thủ công với kỹ thuật đục, đẽo, chạm khắc tinh xảo, chau chuốt và vô cùng độc đáo, tạo thành một bệ thờ lớn, tiêu biểu cho nền mỹ thuật điêu khắc đá thời Lý. Do đó, bệ tượng là hiện vật gốc độc bản đã tồn tại gần nghìn năm tại chùa, cùng với một số hiện vật cùng thời kỳ: bậc thềm chạm hình tượng chim phượng, chân tảng đá, bia đá, cột đá,...

{ keywords}
Bệ tượng Phật đá hoa sen chùa Hương Lãng còn nguyên về hình dáng. Tuy nhiên, hai bên mình sư tử đã bị vỡ chỉ còn lại phần đầu và phần đuôi. Môi dưới, cằm và phần cánh sen sứt đã được khôi phục lại vào năm 1996.

Đây là một trong ba tác phẩm điêu khắc đá đồ sộ, to lớn, mỹ thuật đẹp của thời Lý còn lưu giữ ở nước ta và là bệ đá hoa sen có hình tượng linh vật sư tử đội tòa sen lớn nhất cả nước mà đến nay chưa có bệ đá nào có thể so sánh được.Bệ tượng phật đá hoa sen chùa Hương Lãng là hiện vật có hình thức thể hiện độc đáo bởi:

Sự độc đáo và khác biệt lớn nhất ở bệ tượng Phật đá hoa sen chùa Hương Lãng được thể hiện qua hình tượng sư tử đội tòa sen. Mỹ thuật chạm khắc đá thời Lý thường thiên về phù điêu, ít thể hiện dưới dạng tượng tròn. So với linh vật sử tử đá chùa Bà Tấm (hiện vật cùng thời kỳ), con vật chỉ được diễn tả phần đầu, theo đó, hiện vật mang tính phù điêu nổi trội. Tuy nhiên, tại chùa Hương Lãng, nghệ nhân đã khéo léo thể hiện con vật dưới dạng tượng tròn gồm cả phần đầu và phần thân con vật với những đường nét chạm khắc vô cùng tinh xảo. Hai chân trước sư tử chùa Hương Lãng chống vát hình chữ V, các móng nhọn sắc tì chặt vào 2 quả cầu, hai chân sau co gập. Ở linh vật sư tử đá chùa Bà Tấm con vật được diễn tả đôi, hai chân trước tỳ trực tiếp xuống phần bệ phía dưới.

{ keywords}
Hình ảnh 3D của tượng sư tử đá chùa Hương Lãng.

Tầng đế cũng là một trong những yếu tố khác biệt quan trọng, tạo nên thế vóc và hình thức thể hiện độc đáo, khác lạ của bệ tượng Phật. So với bệ đá tượng Phật chùa Phật Tích (Bắc Ninh) có niên đại thời Lý, phần hộp bệ bát giác nối giữa tòa sen và hộp bệ chữ nhật được nhấn mạnh, chia thành rất nhiều tầng chạm trổ hoa văn tỷ mỷ. Tuy nhiên, ở bệ tượng Phật đá hoa sen chùa Hương Lãng phần đế bệ làm thành hình chữ nhật được lướt qua, hoa văn trang trí ở đài sen và đế bệ đơn giản hơn, tạo cảm giác thanh thoát cho toàn bộ bệ, đặc biệt nhằm làm nổi bật hình tượng linh vật sư tử ở giữa.

Bệ đá hoa sen chùa Hương Lãng là hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu. Bệ tượng Phật đá hoa sen chùa Hương Lãng là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá tiêu biểu và hoàn chỉnh, góp phần minh chứng về sự phát triển của nghệ thuật điêu khắc đá thời Lý trong tiến trình lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Hơn nữa, đây là một bệ tượng Phật đá hoa sen lớn và đồ sộ nằm trong ngôi chùa do Linh Nhân Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan xây dựng, cho thấy tính chất hoàng gia đậm nét. Do vậy, việc nghiên cứu bệ tượng Phật sẽ giúp tìm hiểu về lịch sử, tư tưởng Phật giáo, đặc trưng Phật điện và tình hình phát triển của Phật giáo thời Lý cuối thế kỷ thứ XI, đầu thể kỷ thứ XII.

{ keywords}
Bệ tượng Phật đá hoa sen chùa Hương Lãng là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá tiêu biểu và hoàn chỉnh.

Dưới góc độ mỹ thuật, đây là bệ đá hoa sen còn bảo lưu nguyên vẹn những đặc trưng điển hình của mỹ thuật tạo hình thời Lý: vừa uy quyền nhưng rất mềm mại, mang đậm chất trí tuệ và tôn giáo. Những trang trí hoa văn trên bệ tượng Phật đều được nghệ nhân trau chuốt, tỉa tót chi ly để làm lên một bệ tượng Phật đẹp, độc đáo. Cái đẹp không chỉ ở bản phác thảo mà còn ở trong hình khối đồ sộ, bề thế, thể hiện sức mạnh và sự oai linh thông qua hình tượng sử tử.

Giá trị nghệ thuật của tác phẩm điêu khắc này còn được thể hiện rõ nét thông qua bàn tay tài hoa, khéo léo của các nghệ nhân, nghệ sĩ dân gian trong việc sử dụng linh hoạt, uyển chuyển nhiều họa tiết đan móc trên mình sư tử. Khi thì gợn nhỏ tựa lưng vào nhau thành đường viền quanh miệng, khi thì to sù lên ở vai, khi lại xếp thành những bông hoa hé nở ở móng và chân. Đặc biệt, phía sau mông tượng "ông Sấm" được thể hiện căng tròn và trang trí dày đặc hoa văn với từng đường nét sắc sảo, mềm mại, nhuần nhuyễn, sinh động.

Chòm lông đuôi và tấm lá chắn phủ trên thân tạo thành ba vòng xoắn ốc lớn lật qua, lật lại rất cân xứng, hình hoa cúc dây ken nhau liên tiếp làm nền không những làm cho thân sau không trống trải, mà còn cho người xem có cảm giác như con vật đang di chuyển. Tất cả, chúng nổi lên dày đặc mà vẫn mỏng manh, nuột nà, chi tiết rõ ràng. Những cánh sen xòe rộng trên môtíp đài sen mãn khai, được chạm khắc tinh xảo, có bố cục chặt chẽ. Sự có mặt của những họa tiết này cùng với thủ pháp điêu luyện trong tạo hình đã chứng tỏ rõ ràng một sự xác lập vững vàng trong phong cách tạc tượng thời Lý. Các chi tiết trang trí được diễn tả rất tinh tế và hiện thực, khác hẳn với tính quyền lực, áp chế trong các hình tượng nghệ thuật thời Lê Sơ.

Tác phẩm còn có ý nghĩa quan trọng đối với mỹ quan không gian chùa. Bệ đá này kết hợp với các tác phẩm điêu khắc đá cùng thời (những bậc thềm chạm khắc hình chim phượng, hoa cúc, cột đá,...) tạo nên vẻ đẹp cổ kính, nét độc đáo riêng biệt mà hiếm ngôi chùa nào có được.

Thông điệp lịch sử từ bệ đá hoa sen chùa Hương Lãng cho thấy sức mạnh của một dân tộc ngoài việc giành độc lập chủ quyền, nhân dân ta còn không ngừng lao động sáng tạo, yêu cái đẹp và khẳng định sức sống trường tồn của nền văn hóa dân tộc dù có chiến tranh tàn phá thì sức mạnh truyền thống ấy không bao giờ mất.

Có thể nói, bệ đá hoa sen chùa Hương Lãng là một công trình nghệ thuật thể hiện trí tuệ tuyệt vời của nghệ nhân điêu khắc đá thời Lý, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí được quy định là bảo vật quốc gia. Đây cũng là tác phẩm đại diện cho một khuynh hướng nghệ thuật sẽ mãi mãi trường tồn cùng thời gian để minh chứng cho sự bền vững và linh ứng của Viên Giác tự.

Tình Lê