【kết quả vietlott keno】Những “cặp mắt thần dệt lưới lửa”... diệt máy bay địch ở Điện Biên
[Infographics] Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ | |
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Mốc son trong lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam | |
Họa sĩ Cao Trọng Thiềm và niềm tự hào về bức tranh “Điện Biên năm ấy“ | |
Bài viết của Thủ tướng nhân kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ |
56 ngày đêm trong lòng chảo Tây Bắc năm 1954 đã trở thành một phần máu thịt của những người lính từng “khoét núi,ữngcặpmắtthầndệtlướilửadiệtmáybayđịchởĐiệnBiêkết quả vietlott keno ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” như ông Lê Gia Tuất. |
Trải qua bao khói lửa đạn bom suốt những “dặm dài kháng chiến,” đối mặt với không ít “bão tố” trên đường đời nhưng ký ức về thời kỳ “nếm mật, nằm gai” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí của người lính Điện Biên năm xưa.
Ông Tuất bảo đó là phần ký ức không thể và cũng không được phép lãng quên! Cả dân tộc đã đồng lòng viết nên bản hùng ca lịch sử, tạo ra chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Cựu binh Lê Gia Tuất đã cùng đồng đội dùng sức trẻ đốt cháy “pháo đài bất khả xâm phạm” trên đồi A1, hạ gục “con nhím quân sự” khổng lồ.
Dồn lực về Điện Biên
Đã hơn sáu thập kỷ qua đi nhưng “tiếng sấm Điện Biên” năm xưa vẫn âm vang trong tâm trí người cựu chiến binh đã ở tuổi “xưa nay hiếm.” Trong căn nhà nhỏ ở quận Thanh Xuân (Hà Nội), ông Tuất bồi hồi nhớ lại một thời hoa lửa.
Ông kể, sau Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, “tự lực cánh sinh,” với vũ khí thô sơ và tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh,” quân dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược quân sự của thực dân Pháp. Lúc này, cậu bé Lê Gia Tuất (sinh năm 1934 tại Thanh Trì, Hà Nội) đã cùng các anh, chị trong gia đình và bạn bè làm giao liên cho các chiến sỹ giữ thành Hà Nội.
Chiến thắng Biên giới (1950) tạo ra một bước chuyển cơ bản cho cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn mới, chuyển hẳn sang liên tục tấn công và phản công địch. Để cứu vãn tình thế, bước vào Thu Đông 1953, thực dân Pháp đã cho ra đời kế hoạch Nava với mục tiêu tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta, kiểm soát lãnh thổ Việt Nam và bình định cả Nam Đông Dương trong vòng 18 tháng.
Trước âm mưu của địch, tháng 9/1953, Bộ Chính trị họp bàn và quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân nhằm giữ vững thế chủ động, kiên quyết buộc địch phải phân tán lực lượng. Khi phát hiện hướng tiến công chiến lược của ta vào Tây Bắc, Lai Châu và Thượng Lào, Bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp đã cho quân nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ, cứ điểm có ý nghĩa chiến lược khống chế cả một vùng rộng lớn của Tây Bắc và Thượng Lào.
Địch đã cho tập trung ở đây khoảng 16.200 quân (trong đó có 17 tiểu đoàn bộ binh, ba tiểu đoàn pháo binh, một tiểu đoàn công binh, một đại đội xe tăng, một phi đội không quân, một đại đội vận tải cơ giới). Thực dân Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, coi đây là “một pháo đài bất khả xâm phạm,” nơi thu hút để tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng pháo binh của ta được huy động với mức cao nhất, tổ chức ở cả cấp chiến dịch và chiến thuật, hình thành một hệ thống hoả lực mặt đất mạnh, bao trùm toàn bộ tập đoàn cứ điểm. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát). |
Trước tình hình đó, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ và thông qua phương án tác chiến, thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh. Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng của chiến dịch, Bộ Chính trị đã quyết định tập trung bốn đại đoàn bộ binh, một đại đoàn công pháo với tổng số hơn bốn vạn quân.
“Khi ấy, cả dân tộc ra trận, tập trung sức mạnh cho mặt trận Điện Biên Phủ với phương châm ‘Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng!’ Các đơn vị bộ đội chủ lực nhanh chóng tập kết, ngày đêm mở đường, kéo pháo, xây dựng trận địa. Trên 260.000 dân công, thanh niên xung phong bất chấp bom đạn, hướng về Điện Biên bảo đảm hậu cần phục vụ chiến dịch,” cựu chiến binh Lê Gia Tuất kể.
Cả dân tộc đã ra trận, tập trung sức mạnh cho mặt trận Điện Biên Phủ với phương châm “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng!” |
Ký ức như thước phim quay chậm mở ra trước mắt người cựu chiến binh già. Từ cuối năm 1952, chàng thanh niên Lê Gia Tuất được cử tham gia khóa huấn luyện súng pháo phòng không 37mm, một trang bị khí tài mới để phục vụ cho những trận đánh mới.
“Tôi vốn nhạy với các con số nên được huấn luyện làm trắc thủ cao xạ với nhiệm vụ quan sát, nắm bắt cự ly, khoảng cách, độ cao, tốc độ và nhận dạng các loại mục tiêu phục vụ chỉ huy bắn,” ông Tuất nhớ lại.
Nói rồi, ông dõi đôi mắt mờ đục, hằn in dấu vết thời gian ra phía khung cửa sổ. Đôi bàn tay nắm chặt, ông bảo, sau gần 70 năm, chưa khi nào ông quên những điều căn dặn, nhắn gửi của Bác Hồ đối với các học viên pháo cao xạ năm ấy: Không quân là thế mạnh của địch; muốn tiêu diệt máy bay địch, ta cần xây dựng lực lượng pháo cao xạ mạnh.
Đến cuối năm 1953, ông Lê Gia Tuất được biên chế vào Tiểu đoàn 396, Trung đoàn Cao xạ 367. Sáng 21/12/1953, tại cơ quan Bộ Tổng Tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho Trung đoàn Pháo cao xạ 367 tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Toàn đơn vị nhận lệnh, tiếp nhận trang bị vũ khí, khí tài, hành quân về Điện Biên Phủ.
“Lưới lửa” tiêu diệt máy bay địch
Miên man trong dòng hồi ức, ông Lê Gia Tuất nhớ lại, vào thời điểm đó, lực lượng pháo cao xạ còn non trẻ, lần đầu tiên tham gia chiến dịch lớn, tác chiến trong đội hình binh chủng hợp thành, địa bàn rừng núi phức tạp, phải đương đầu với lực lượng không quân rất mạnh của địch nên đã gặp không ít khó khăn, thử thách. Thế nhưng, với ý chí, quyết tâm cao, bộ đội pháo cao xạ đã vượt qua mưa bom, bão đạn của quân thù, chiến đấu dũng cảm, kiên cường, góp phần quan trọng vào chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đơn vị của ông Tuất có nhiệm vụ bảo vệ các tuyến giao thông, hậu phương chiến dịch, tập trung ở các trọng điểm trên tuyến vận chuyển, hình thành thế trận bảo vệ giao thông có chiều sâu từ hậu phương đến trung tuyến và hỏa tuyến.
Lô cốt xây dựng bằng gỗ để giấu pháo của quân đội ta được tái hiện lại trong bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là một chiến thuật hết sức tài tình của quân đội ta khi khiến cho địch không thể phát hiện được trận địa pháo ở đâu. |
Đó là những ngày thường xuyên phải cơ động, triển khai chiến đấu dưới làn bom đạn của địch. Thời gian đầu tham gia chiến dịch, cánh lính trẻ còn có chút hoảng hốt, sợ hãi mỗi lần bom rơi, đạn nổ; nhưng rồi, tiếng máy bay ù ù quần thảo trên đầu, tiếng súng nổ đì đùng đã trở thành những âm thanh quen thuộc đến... quá đỗi bình thường.
“Địch thường sử dụng bom nổ trên không để gây sát thương lớn cho các trận địa pháo cao xạ của ta. Sự khốc liệt của cuộc chiến đã buộc chúng tôi phải vừa chiến đấu vừa gấp rút vận chuyển đồng đội bị thương về phía sau, không còn thời gian hay những khoảng lặng để suy tư,” cựu chiến binh Lê Gia Tuất chia sẻ.
Máu, bùn đất và cả mồ hôi khô lại, hóa thành một lớp nhờ nhờ, đen đúa trên nòng pháo, bám đầy cả những sợi dây thừng dùng để kéo pháo vào trận địa. |
Ông bảo, cho tới tận bây giờ, khi nghĩ lại, ông vẫn còn bị ám ảnh bởi cái cảm giác căm thù tới sục sôi những ngày trên trận địa ấy. Những người đồng đội trẻ măng, vừa nói cười chào nhau, chỉ lát sau đã bị sức ép từ bom cướp đi mất cả đôi tay... Máu, bùn đất và cả mồ hôi khô lại, hóa thành một lớp nhờ nhờ, đen đúa trên nòng pháo, bám đầy cả những sợi dây thừng dùng để kéo pháo vào trận địa.
Pháo chiếm cứ các đỉnh cao. Pháo phục kích dọc các sườn núi nhìn thẳng về phía lòng chảo Mường Thanh, đón lõng máy bay địch “lướt qua” để sẵn sàng tiêu diệt. Nhờ vậy, lực lượng pháo cao xạ đã hạn chế được hoạt động của không quân địch, cùng các lực lượng khác bảo vệ an toàn, thông suốt các tuyến giao thông vận tải, giữ vững mạch máu bảo đảm hậu cần cho chiến dịch.
Trong thoáng chốc, người cựu chiến binh bỗng dưng trở nên sôi nổi hẳn khi dòng ký ức hào hùng ùa về. Với nhiệm vụ trắc thủ, ông Tuất phải sử dụng các phương tiện trinh sát bầu trời, thậm chí đôi lúc bằng cả mắt thường để đón bắt mục tiêu trên trời.
“Yêu cầu đặt ra là bằng mọi giá, pháo cao xạ phải ‘dệt’ được lưới lửa ngăn cản máy bay địch tấn công các trận địa của ta, từ đó hạn chế thương vong đến thấp nhất. Do đó, trắc thủ cũng phải tính toán thật kỹ, để có thể tiêu diệt được địch ngay từ những loạt đạn đầu,” ông Tuất nhớ lại.
Bộ đội ta ăn mừng trên xác máy bay Pháp bị bắn rơi ở Mường Thanh. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN). |
Cánh lính trên lòng chảo Điện Biên ngày ấy dần quen với hình ảnh những chàng trắc thủ thi thoảng lại nhô hẳn đầu ra khỏi công sự, mắt hướng đăm đăm lên trời... để săn... máy bay địch.
Nhờ những “cặp mắt thần” này, Trung đoàn Pháo cao xạ 367 đã bắn rơi 52 máy bay (trong tổng số 62 máy bay địch bị bắn rơi và phá hủy), bắn bị thương 153 chiếc khác, trong đó có máy bay ném bom B.24; tiêu diệt và bắt sống nhiều giặc lái.
Những khẩu đại bác 105 ly nặng trên 2 tấn được kéo qua đèo dốc gập ghềnh đến vị trí chờ ngày nổ súng. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát). |
“Mỗi lần thấy máy bay địch bốc khói và rơi, tôi lại cảm thấy rạo rực trong lòng. Ký ức ấy đến nay vẫn chưa bao giờ phai nhạt,” ông Tuất nhớ lại.
Thực tế đã cho thấy chiến thắng vang dội của chiến dịch Điện Biên Phủ có phần đóng góp quan trọng của lực lượng pháo binh. Từ những vị trí xung quanh lòng chảo Điện Biên, lực lượng pháo binh đã chi viện hỏa lực kịp thời, chính xác, tạo cơ hội để bộ binh đánh giành chiến thắng ở những trận then chốt, từng bước tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Bộ đội ta kéo những khẩu pháo nặng hàng chục tấn vượt núi, xuyên rừng vào chiến trường Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát). |
Trong chiến dịch lịch sử này, hỏa lực pháo binh là “quả đấm thép”, có tác dụng tiêu diệt trận địa đối phương, ghìm đầu bộ binh địch, che chở cho bộ binh đột phá, đánh chiếm các mục tiêu và tiêu diệt các cơ sở hậu cần, kỹ thuật, bẻ gẫy các đợt phán kích của địch.
Việc bố trí các loại pháo ở các tầm bắn hiệu quả khác nhau đã tập trung được hỏa lực, nâng cao hiệu quả chiến đấu.
Tướng Na-va đã phải thừa nhận trong cuốn hồi ký “Đông Dương hấp hối,” rằng: “Ở Điện Biên Phủ, các máy bay Pháp đã phải vượt qua một lưới lửa dày đặc, tương tự như lưới lửa cao xạ bảo vệ những điểm quan trọng của chiến trường châu Âu cuối Đại chiến Thế giới thứ hai.”" |