【kq union berlin】Tiếp thu ý kiến doanh nghiệp phía Nam sửa đổi, bổ sung Thông tư 38 và 39

tiep thu y kien doanh nghiep phia nam sua doi bo sung thong tu 38 va 39Tham vấn ý kiến DN để sửa quy định tại Thông tư 38 và 39
tiep thu y kien doanh nghiep phia nam sua doi bo sung thong tu 38 va 39Sửa Thông tư 38/2018/TT-BTC: Nội luật hóa các cam kết về xuất xứ trong CPTPP
tiep thu y kien doanh nghiep phia nam sua doi bo sung thong tu 38 va 39Tổng cục Hải quan tổ chức các hội thảo chuyên đề lấy ý kiến sửa Thông tư 38, 39
tiep thu y kien doanh nghiep phia nam sua doi bo sung thong tu 38 va 39Nghiên cứu sửa đổi Thông tư 38 và 39 về thủ tục, kiểm tra, giám sát hải quan
tiep thu y kien doanh nghiep phia nam sua doi bo sung thong tu 38 va 39
Đại diện Công ty Tiếp vận Thăng Long nêu ý kiến tại hội thảo. Ảnh: N.H

Tại hội thảo, ông Trần Đức Hùng- Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan đã giới thiệu cụ thể những nội dung liên quan đến thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và kiểm tra sau thông quan. Trong đó, bao gồm những sửa đổi về việc thực hiện thủ tục hải quan ngoài giờ làm việc, vào các ngày nghỉ, ngày lễ; Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; điều kiện đăng ký tờ khai; khai bổ sung trong trường hợp thiếu hàng; hủy tờ khai hải quan; cấp lại phiếu theo dõi trừ lùi; kiểm tra thực tế hàng hóa; đưa hàng về bảo quản...

Cùng với đó, đại diện Cục Thuế Xuất nhập khẩu cũng giới thiệu các nội dung liên quan đến thuế xuất khẩu, nhập khẩu và quản lý thuế. Trong đó có nhiều điểm mới được sửa đổi tại dự thảo về chính sách thuế, miễn giảm hoàn thuế.

Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Ngọc Anh, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Chuyên gia USAID đánh giá dự thảo đã bám sát những kiến nghị của doanh nghiệp để đưa ra những thay đổi. Tiêu biểu như quy định về kiểm hoá hộ, vấn đề thuê kho bãi ngoài của các doanh nghiệp chế xuất, thay đổi cảng xuất đối với hàng hoá xuất khẩu, xuất nhập khẩu tại chỗ… Những sửa đổi này giúp đơn giản hoá thủ tục giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp và tạo thuận lợi cho nhà sản xuất.

Tuy nhiên, ông Ngọc Anh cũng chỉ ra một số điểm còn hạn chế trong dự thảo. Ví dụ như quy định về báo cáo quyết toán, định mức hiện chỉ phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất một công đoạn. Trong khi hiện tại đa phần doanh nghiệp sản xuất nhiều công đoạn. Do đó, ban soạn thảo cần nghiên cứu để đưa ra quy định hợp lý hơn. Tương tự, đối với vấn đề về thuế, ông Ngọc Anh cho hay, hiện có ý kiến cho rằng nguyên liệu nhập trong nước để đưa vào sản xuất thì phải chịu thuế VAT và phải mất tới 6 tháng mới được hoàn thuế. Trong khi nhập nguyên liệu từ nước ngoài thì lại được miễn thuế.Theo đó, cần có quy định phù hợp hơn.

“Hiện ta mới đang tập trung vào xử lý những vấn đề cụ thể mà chưa chú ý đến việc thay đổi cả môi trường quản lý đối với loại hình hải quan” – ông Ngọc Anh phát biểu.

Ngoài ra, dự thảo cũng chưa để cập cụ thể đến vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối công nghệ thông tin với cơ quan Hải quan. Hiện cơ quan Hải quan có yêu cầu doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất kết nối hệ thống công nghệ thông tin và chuyển cơ sở dữ liệu cho cơ quan Hải quan. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về việc kết nối như thế nào, cách quản lý và sử dụng dữ liệu ra sao… Điều này khiến cho các doanh nghiệp vẫn đang phải loay hoay để ứng dụng thêm chương trình công nghệ thông tin chỉ để kết nối với cơ quan Hải quan. “Điều này làm tăng chi phí và thêm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp khi phải “chế biến” lại dữ liệu để kết nối với cơ quan Hải quan” – ông Ngọc Anh nói.

Tại hội thảo, các doanh nghiệp cũng đánh giá rất cao nỗ lực của cơ quan Hải quan trong việc đơn giản hoá thủ tục xuất nhập khẩu, giúp giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Do nhiều quy định pháp luật liên quan đã được sửa đổi bổ sung. Các doanh nghiệp cũng kỳ vọng dự thảo thông tư sẽ giải quyết được những vướng mắc trong thực tiễn thời gian qua và cập nhật những quy định chính sách mới.

Công ty Tiếp vận Thăng Long đặt vấn đề về việc sai lệch trọng lượng hàng hoá khi xuất khẩu theo đường hàng không dẫn tới việc hàng hoá bị ách lại không xuất ngay được. Doanh nghiệp này cho rằng, cơ quan Hải quan cần có quy định về tỷ lệ sai lệch bao nhiêu % thì được chấp nhận.

Trả lời vướng mắc này, ông Âu Anh Tuấn, Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan cho hay, tình trạng lệch trọng lượng tại các tờ khai hàng xuất khẩu qua đường hàng không xảy ra khá thường xuyên do doanh nghiệp phải khai trọng lượng từ khi mở tờ khai. Sau đó khi hàng đến kho hàng không thì doanh nghiệp kinh doanh hàng không thực hiện cân lại nên xảy ra sai lệch.

Ông Tuấn cho hay ban soạn thảo đã nhận ra vướng mắc này và dự kiến sẽ đổi theo hướng khi có sai lệch trọng lượng, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật Hải quan thì cơ quan Hải quan mới dừng hàng để kiểm tra, còn lại thì vẫn cho xuất khẩu bình thường.

Về tỷ lệ sai lệch, ông Tuấn cho hay rất khó để đưa ra một tỷ lệ % chung cho tất cả các mặt hàng. Ví dụ như tỷ lệ sai lệch của hàng thuỷ sản thưởng rất lớn do trọng lượng dự kiến đánh bắt so với thực tế có thế lệch tới hàng trăm kg. Nhưng với những mặt hàng như vàng, kim cương thì chỉ cần một vài % là giá trị đã rất lớn. Do đó cơ quan Hải quan không thể đưa ra một tỷ lệ % chung về mức sai lệch được chấp nhận khi xuất khẩu hàng không.

Đại diện Công ty chuyển phát nhanh DHL cũng nêu lên rằng, Thông tư 39 sửa đổi điều 50 của Thông tư 38 có yêu cầu hàng hoá xuất khẩu nếu vận chuyển từ khu vực kiểm tra giám sát tập trung của doanh nghiệp chuyển phát nhanh đến cửa khẩu xuất hoặc ngược lại thì phải khai tờ khai vận chuyển độc lập. Nhưng trên thực tế khoảng cách từ địa điểm kiểm tra tập trung đến cửa khẩu là rất gần. Do đó điều này sẽ tạo thêm công việc cho cả doanh nghiệp và cơ quan Hải quan và phải mất thêm nhiều thời gian để thực hiện thủ tục này.

“Nhiều hàng hoá lẽ ra có thể xuất khẩu được trong ngày thì lại phải kéo dài sang ngày hôm sau” – đại diện DHL cho hay. Theo đó, đại diện DHL đề nghị ban soạn thảo xem xét lại quy định này để doanh nghiệp có thể làm thủ tục thông quan xuất khẩu được lượng hàng hoá nhiều hơn trong một ngày.

Đại diện Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đề xuất có thêm quy định về quản lý đối với hàng hoá trung chuyển và quá cảnh; bổ sung hướng dẫn về thực hiện Megaport… Nhiều doanh nghiệp khác cũng nêu ý kiến về việc lấy mẫu hàng hoá; mở tờ khai tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập; nộp giấy phép kiểm tra chuyên ngành, chênh lệch nguyên phụ liệu âm hoặc dương trong kiểm tra sau thông quan…

Trước các ý kiến đóng góp của doanh nghiệp, đại diện Cục Giám sát quản lý về Hải quan, Cục Thuế xuất nhập khẩu đã trực tiếp giải đáp, trao đổi lại với doanh nghiệp, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục có sự sửa đổi các nội dung trong dự thảo Thông tư.