Ngày 26/2,ậpđoànkinhtếnhànướcquotQuảđấmthépquotđấtỷ số trận dortmund Hội đồng Lý luận Trung ương (HĐLLTƯ) phối hợp cùng Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tổ chức tọa đàm khoa học với các tập đoàn kinh tế về chủ đề "Quan điểm, chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế bền vững, sáng tạo, bao trùm".
Tập đoàn kinh tế nhà nước chưa đạt mục tiêu kỳ vọng
Tham dự buổi tọa đàm có nguyên Phó Chủ tịch nước, GS.TS Nguyễn Thị Doan; Phó Chủ tịch Thường trực HĐLLTƯ, GS.TS Phùng Hữu Phú; Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, GS.TS Trần Thọ Đạt… cùng các thành viên HĐLLTƯ, các nhà nghiên cứu, các đại diện tập đoàn lớn của Việt Nam.
Phát biểu tại cuộc tọa đàm, GS.TS Trần Thọ Đạt cho biết, sau hơn 30 năm chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước có mức thu nhập trung bình thấp trên thế giới.
Mặc dù năm 2018, kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất trong vòng hơn một thập niên qua, nhưng cải thiện môi trường kinh doanh có dấu hiệu chững lại, doanh nghiêp (DN) tư nhân tiếp tục gặp nhiều khó khăn và rào cản phát triển, các tập đoàn và các tổng công ty nhà nước có hiệu quả còn chưa tương xứng với nguồn lực và ưu đãi của Nhà nước.
Theo GS.TS Nguyễn Kế Tuấn - Đại học Kinh tế quốc dân, các tập đoàn kinh tế nhà nước giữ vai trò quan trọng vì nắm nguồn lực lớn trong những lĩnh vực trọng yếu. Nếu phát triển tốt, các tập đoàn này sẽ góp phần tích cực vào thúc đẩy phát triển đất nước theo yêu cầu bền vững, sáng tạo, bao trùm. Ngược lại, nếu phát triển không tốt thì không chỉ ảnh hưởng nội bộ mỗi tập đoàn mà còn tác động tiêu cực tới toàn bộ nền kinh tế.
Khẳng định các kết quả tích cực của các tập đoàn, DN nhà nước (DNNN) thời gian qua, song ông Nguyễn Kế Tuấn cũng đánh giá hiệu quả của các tập đoàn, DNNN còn thấp kém so với nguồn lực và những ưu đãi của Nhà nước, còn xảy ra tình trạng lãng phí, thất thoát tài sản nhà nước, tác động làm tăng nợ công, nợ quốc gia... Từ đó, không đạt được kỳ vọng là tập đoàn kinh tế nhà nước giữ vai trò "đầu tàu, động lực, xương sống" trong nền kinh tế. Thậm chí, một số hoạt động của chúng còn tạo nên "gánh nặng và mối lo ngại của cả xã hội".
"Tôi rất dị ứng với việc coi đây là "quả đấm thép". Đấm ai và có đấm được không hay được đề cao quá mức?" - ông Nguyễn Kế Tuấn nói.
Nhìn nhận một số tập đoàn kinh tế nhà nước kinh doanh chưa hiệu quả, song ông Đào Đình Thi - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bảo Việt cho rằng cần có cái nhìn tổng thể và khách quan hơn khi đánh giá vai trò của các tập đoàn kinh tế nhà nước. Trong đó không chỉ dựa vào doanh thu và lợi nhuận mà cần căn cứ cả chỉ tiêu giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp cho ngân sách, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường hay các hoạt động công ích.
GS.TS Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước phát biểu tại cuộc toạ đàm. |
Doanh nhân mong được nhìn nhận khách quan, công bằng hơn
Từ góc nhìn một tập đoàn tư nhân, ông Võ Trường Sơn - Tổng giám đốc Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai đã đưa ra một số kiến nghị nhằm phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam, trong đó có việc hoàn thiện hành lang pháp lý, chính sách thuế, tăng cường hợp tác quốc tế để thúc đẩy giao thương… Bên cạnh đó, ông Võ Trường Sơn cũng chia sẻ thêm sự đánh giá vai trò của doanh nhân trong nền kinh tế.
Theo ông Sơn, thời gian gần đây, kinh tế thế giới và trong nước luôn có nhiều biến động khó lường và người làm kinh doanh luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, chấp nhận có thành, có bại. Ngay cả ở những nền kinh tế phát triển, các tập đoàn lớn, cũng có những doanh nhân tỷ phú rồi lại thất bại trắng tay. Tuy nhiên, sự nhìn nhận của xã hội về doanh nhân còn chưa được công bằng.
"Chiến sĩ ra trận, nếu gặp rủi ro hy sinh thì được vinh danh. Còn doanh nhân, nếu gặp thất bại thì bị đa số nhìn nhận chưa được công bằng, khách quan. Tôi mong xã hội, Nhà nước có cái nhìn khách quan hơn để doanh nhân yên tâm, có động lực đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước" - ông Võ Trường Sơn nói.
Tham gia phát biểu tại cuộc toạ đàm, nguyên Phó Chủ tịch nước, GS.TS Nguyễn Thị Doan cho rằng, hơn 30 năm qua, Việt Nam đã đổi mới mạnh mẽ về tư duy kinh tế. Nhưng vướng mắc lớn nhất hiện nay là thể chế kinh tế thị trường mà cụ thể là môi trường đầu tư chưa thực sự thông thoáng, dù đã cải cách rất nhiều, Nhà nước vẫn còn can thiệp sâu vào sự vận hành của DN, DNNN và DN tư nhân chưa thực sự bình đẳng.
Cùng với đó, sự thay đổi nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã khiến cho các quốc gia chuyển từ cạnh tranh, giành giật về khoáng sản, tài nguyên sang cạnh tranh thu hút trí tuệ. "Nhân tài Việt đi ra nước ngoài nhiều hơn, đây là tổn thất. Nếu chúng ta không nhận thức sớm, bảo vệ và phát huy các tài nguyên trí tuệ thì chính DN của chúng ta sẽ tụt hậu" - nguyên Phó Chủ tịch nước nói.
Hoàng Yến