Cúp C2

【roma vs inter】Chính sách phát triển công nghiệp "mang hình hài quả mít”

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhà cái uy tín   来源:Nhận Định Bóng Đá  查看:  评论:0
内容摘要:Dệt may là một trong những ngành thành công nhờ cạnh tranh. Ảnh: Phan Thu. Quá nhiều mũi nhọn Tại h roma vs inter

chinh sach phat trien cong nghiep quotmang hinh hai qua mit

Dệt may là một trong những ngành thành công nhờ cạnh tranh. Ảnh: Phan Thu.

Quá nhiều mũi nhọn

Tại hội thảo khoa học quốc tế “Chính sách công nghiệp quốc gia của Việt Nam đến năm 2025,ínhsáchpháttriểncôngnghiệpampquotmanghìnhhàiquảmíroma vs inter tầm nhìn đến năm 2035” diễn ra ngày 10/3, ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, qua các thời kì, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đề ra các chủ trương chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp.

Tuy nhiên, theo ông Bình, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình phát triển công nghiệp đất nước cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, điển hình như: Công nghiệp nước ta đang ở trình độ thấp, chủ yếu phát triển theo chiều rộng, nội lực còn yếu, phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp FDI, sự liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn hạn chế.

Năng suất lao động công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến chế tạo còn ở mức thấp. Tốc độ tăng năng suất lao động của ngành công nghiệp giai đoạn 2006-2015 khoảng 2,4%/năm, tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng bình quân chung của nền kinh tế là 3,9%/năm.

So với quốc gia trong khu vực, năng suất lao động công nghiệp của Việt Nam, nhất là năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo còn khá thấp (Malaysia có mức năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo cao gấp 6,4 lần, Thái Lan cao gấp 6,4 lần, Philippines cao gấp 3,4 lần).

Đồng tình với quan điểm này, ông Trần Văn Thọ, Đại học Waseda Nhật Bản cho rằng, Việt Nam chậm đưa ra các chính sách thích hợp và thiếu nỗ lực cải cách hệ thống quản lí hành chính, thiếu cán bộ quản lí có năng lực và trách nhiệm nên đã không thu hút được nhiều FDI trong các ngành liên quan các loại máy móc.

“Chiến lược quan trọng để phát triển các ngành liên quan đến máy móc là phải phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ nhưng rất tiếc hiện nay các ngành này ở Việt Nam còn rất yếu”, ông Thọ nêu quan điểm.

Còn theo ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua “mang hình hài quả mít, rất nhiều mũi nhọn như nhau nên không biết được đâu là ưu tiên, đâu là đột phá”, và đã đến lúc buộc phải thay đổi.

Phân tích cụ thể hơn, ông Vũ Thành Tự Anh, Trường Đại học Fulbright Việt Nam cho hay, phát triển công nghiệp ưu tiên của Việt Nam gồm 3 nhóm công nghiệp: Xi măng lò đứng, 1 triệu tấn đường năm, thép xây dựng, tín dụng đánh bắt xa bờ 1997, sản xuất ô tô; chip điện tử, điện thoại Samsung, máy ảnh…; dệt may, da giày, chế biến tôm, cá.

Với 3 nhóm sản phẩm công nghiệp trên, vị này cho biết, nhóm công nghiệp ưu tiên đầu tiên đều thất bại do không cạnh tranh, không dựa vào lợi thế thế so sánh sẵn có của Việt Nam và được bảo hộ. Ví dụ ô tô, từ năm 1994-1995 chúng ta đã có chính sách ưu tiên bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ, chưa bao giờ lớn nhờ bảo hộ.

Còn nhóm thứ 2 đều là sản phẩm của doanh nghiệp FDI nhưng lại dựa vào năng lực cạnh tranh, lợi thế so sánh của Việt Nam như nhân công, đất đai rẻ, khuyến khích hào phóng về về tài khóa, môi trường.

Chỉ có nhóm công nghiệp thứ 3 là dựa vào lợi thế so sánh của Việt Nam, thành công nhờ cạnh tranh. “Dệt may, da giày, tôm cá đều phải cạnh tranh quyết liệt và không được bảo hộ như ô tô, không có nguồn đầu tư lớn như Samsung, Intel mà xuất phát chủ yếu từ doanh nghiệp tư nhân vừa và một số doanh nghiệp qui mô lớn nhưng đầu tư không lớn”, ông Vũ Thành Tự Anh nhận xét.

Tập trung cho ngành có lợi thế

Nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, Việt Nam cần tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, xác định rõ vai trò của các thành phần kinh tế trong phát triển công nghiệp để định hướng chính sách phát triển phù hợp.

Kinh nghiệm của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới có nhiều thành công như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan cho thấy, quá trình phát triển công nghiệp của các nước đều theo các giai đoạn tuần tự, phát triển những ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, trong đó ngành cơ khí chính xác có vai trò quan trọng đối với mọi nền công nghiệp.

Ông Vũ Thành Tự Anh cho rằng, vấn đề chính không phải là nên hay không nên có chính sách công nghiệp ưu tiên, mà vấn đề là nên có chính sách công nghiệp ưu tiên như thế nào.

“Việt Nam không nên theo đuổi chính sách ưu tiên một số sản phẩm công nghiệp cá biệt như hiện nay, thay vào đó Chính phủ nên thực thi chính sách ưu tiên phát triển một số “lĩnh vực năng lực” phù hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển dài hạn của đất nước”, ông Tự Anh nói.

Bởi lẽ, chính sách phát triển ngành công nghiệp ưu tiên là chính sách xuyên suốt, có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam.

"Việt Nam có lợi thế nước đi sau nhưng đồng thời có khiếm khuyết, rào cản về nguồn lực. Vì vậy, với nguồn lực hữu hạn nhưng với mục tiêu đuổi kịp các nước công nghiệp đi trước thì chúng ta cần có ưu tiên. Chính sách công nghiệp ưu tiên chính là 'lối đi tắt' để đi đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà không phải trả giá đắt giống như các nền kinh tế đi trước", vị này nói.

Theo đó, cách thức đúng cho công nghiệp ưu tiên là chọn những doanh nghiệp, ngành thành công trong cạnh tranh, sàng lọc có cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh trong xuất khẩu để nâng đỡ, hỗ trợ những người thắng cuộc trong cạnh tranh, chứ không phải hỗ trợ cho ngành, doanh nghiệp phải dựa vào hàng rào bảo hộ, ưu đãi.

Trên thực tế, đến nay Việt Nam có 6 nhóm ngành công nghiệp ưu tiên, chia làm danh mục các sản phẩm và danh mục dài các sản phẩm ưu tiên như động cơ xăng, thiết bị bảo quản chế biến đồ uống, linh kiện cho dòng ô tô chiến lược...

Vị chuyên gia này đặt câu hỏi: “Tôi không hiểu tại sao, trên cơ sở nào những ngành, sản phẩm này lại lọt vào danh mục sản phẩm ưu tiên. Bởi những sản phẩm này không có cơ sở về năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng, lan tỏa công nghệ khiến cho nó trở thành ưu tiên. Vì vậy, rất nhiều sản phẩm ưu tiên sẽ phải được rút gọn lại”.

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap