【kq bong đa y】Khuyến công Đồng Nai: Khôi phục nghề thủ công truyền thống
Bảo tồn nghề chế tác đá Bửu Long sẽ là đòn bẩy cho nghề truyền thống phát triển |
Đồng Nai là địa phương có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống như: Đúc gang,ếncôngĐồngNaiKhôiphụcnghềthủcôngtruyềnthốkq bong đa y đồng (huyện Vĩnh Cửu); gỗ mỹ nghệ (huyện Trảng Bom); gốm, sứ và chế tác đá (TP. Biên Hòa); dệt thổ cẩm (huyện Tân Phú); mây, tre đan lát (huyện Định Quán)… Hầu hết những nghề truyền thống này có lịch sử lâu đời và đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương, tạo việc làm cho người lao động khu vực nông thôn.
Tuy nhiên, các ngành nghề truyền thống của tỉnh phần lớn phát triển tự phát, hoạt động thiếu quy hoạch. Gần 80% cơ sở không đủ điều kiện để đầu tư mở rộng sản xuất, sử dụng thiết bị lạc hậu, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nơi khác. Sự liên kết giữa nghệ nhân, thợ thủ công trong làng nghề với các doanh nghiệp (DN) tiêu thụ chưa chặt chẽ. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng. Mặt khác, mẫu mã sản phẩm còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, hầu hết sản phẩm chưa có thương hiệu nên sức cạnh tranh kém. Theo đại diện Sở Công Thương Đồng Nai, những khó khăn trên đã khiến các ngành nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh chậm phát triển, thậm chí một số nghề có nguy cơ mai một.
Trước thực trạng trên, để bảo tồn nét đặc sắc cũng như khuyến khích các ngành nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh, Đồng Nai đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ phát triển. Trong đó, thông qua chương trình khuyến công, Sở Công Thương đã dành nhiều nguồn lực tổ chức sắp xếp các cơ sở sản xuất; phân bố DN vào các khu, cụm làng nghề, giúp bảo đảm mặt bằng sản xuất, thuận lợi trong cung cấp nguyên liệu, đặc biệt là giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và quảng bá nghề truyền thống tại các điểm du lịch thông qua hệ thống showroom giới thiệu sản phẩm nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đặc biệt, Sở Công Thương cũng đã và đang triển khai nhiều đề án bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống như: Đề án Khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người dân tộc Châu Mạ (xã Tà Lài, huyện Tân Phú); Đề án Khôi phục và phát triển nghề đúc gang (xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu); Đề án Duy trì và phát triển nghề gỗ mỹ nghệ huyện Trảng Bom…
Đến nay, các đề án đã được triển khai thuận lợi, một số dự án thuộc đề án đã hoàn thành việc xây dựng và đi vào hoạt động hoặc đang được tích cực triển khai. Cụ thể, cụm làng nghề dệt thổ cẩm Tà Lài đã hoàn thành; cụm làng nghề mây tre đan xã Gia Canh - huyện Tân Phú và cụm gỗ mỹ nghệ huyện Trảng Bom đã hoàn chỉnh hạ tầng; cụm nghề đúc gang huyện Vĩnh Cửu đã hoàn thành giai đoạn I, hiện đang triển khai giai đoạn II.
Đề án “Bảo tồn và phát triển nghề chế tác đá Bửu Long - TP. Biên Hòa giai đoạn 2017 - 2020” cũng đã được Sở Công Thương Đồng Nai xây dựng và trình lên cấp có thẩm quyền. Sau khi được phê duyệt và triển khai, đề án sẽ là đòn bẩy cho nghề truyền thống có hơn 300 năm lịch sử này tiếp tục được duy trì và sang một bước phát triển mới, mạnh mẽ và độc đáo hơn. Thời gian tới, Trung tâm Khuyến công Đồng Nai sẽ tuyên truyền, mời gọi các cơ sở vào đầu tư sản xuất tại các cụm nghề tập trung; tăng cường hoạt động tư vấn về thiết bị công nghệ, thực hiện các chính sách tài chính giúp DN ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất; tổ chức tập huấn về kế hoạch sản xuất, kinh doanh giúp các DN, cơ sở chuyên nghiệp hơn trong hoạt động, qua đó nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Với các dự án đang triển khai thuộc đề án xây dựng cụm nghề, UBND tỉnh Đồng Nai hỗ trợ tối đa 350 triệu đồng/dự án cho công tác tư vấn lập quy hoạch chi tiết xây dựng; hỗ trợ 60% tổng mức đầu tư hạ tầng/dự án. |