【bxh bd thuy si】Ngành Thuế dồn lực hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2013
Nỗ lực vượt khó
Báo cáo tại Hội nghị,ànhThuếdồnlựchoànthànhnhiệmvụthuNSNNnăbxh bd thuy si Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Trần Văn Phu cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2013, ngành Thuế triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn và thách thức; các hoạt động sản xuất kinh doanh chậm phục hồi; ngoài ra, còn thực hiện các chính sách ưu đãi thuế cho DN, bên cạnh việc hỗ trợ, thúc đẩy, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo đà kích thích tăng trưởng kinh tế, cũng đã tác động làm giảm nguồn thu ngân sách...
Nhưng với sự nỗ lực của toàn Ngành, nhiệm vụ công tác thuế trong 6 tháng đầu năm 2013 đã đạt được những kết quả quan trọng. Tổng số thu do ngành Thuế quản lý ước đạt 291.600 tỷ đồng, bằng 45,2% dự toán pháp lệnh, tăng 4,2% so cùng kỳ năm 2012. Trong đó, thu từ dầu thô ước được 55.430 tỷ đồng, đạt 56% so với dự toán, bằng 91,2% so cùng kỳ; thu nội địa trừ dầu ước đạt 236.170 tỷ đồng, bằng 43,3% dự toán, tăng 7,9% so cùng kỳ. Số thu trừ dầu thô và tiền sử dụng đất ước đạt 223.500 tỷ đồng, bằng 44,1% so dự toán và tăng 9,3% so cùng kỳ.
Theo đó, có 31/63 địa phương có số thu đạt trên 48% dự toán và có 32/63 địa phương có tiến độ thu thấp (dưới 48%), trong đó có 22 địa phương có tỷ lệ thu rất thấp, dưới 45%. Do vậy, nếu không nỗ lực cố gắng trong 6 tháng cuối năm thì khả năng sẽ không hoàn thành được dự toán pháp lệnh, đặc biệt là một số địa phương trọng điểm như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế…
Đáng ghi nhận nhất là trong bối cảnh khó khăn về nguồn thu, một mặt, cơ quan Thuế các cấp đã đa dạng hóa và đẩy mạnh các biện pháp quản lý thu, khai thác nguồn thu và chống thất thu ngân sách như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, tổ chức nhiều “Tuần lễ lắng nghe người nộp thuế”, “Tuần lễ hỗ trợ người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2012” để hỗ trợ, giải quyết kịp thơi các khó khăn, vướng mắc cho người nộp thuế. Tổ chức tuyên dương kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế và tăng cường đối thoại với người nộp thuế. Triển khai thanh, kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật thuế của người nộp thuế. Trong 5 tháng, toàn Ngành đã kiểm tra được 18.198 DN, đạt 25,2% kế hoạch năm và tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2012; số thuế xử lý tăng thu qua thanh, kiểm tra là 3.185,9 tỷ đồng, số tiền nộp vào NSNN bằng 73,5%, tăng 54,5% so cùng kỳ năm 2012.
Bên cạnh đó, ngành Thuế đẩy mạnh công tác quản ký nợ thông qua việc giao chỉ tiêu thu nợ đến từng đơn vị, thực hiện rà soát, phân loại nợ kịp thời để đôn đốc, nhắc nhở người nộp thuế cho đến các biện pháp nghiệp vụ cưỡng chế nợ thuế. Kết quả từ đầu năm đến nay, toàn Ngành đã thu được 30% số nợ thuế tại thời điểm ngày 31-12-2012 chuyển sang. Tuy nhiên, tổng số nợ 6 tháng đầu năm vẫn ở mức cao, với 64.632 tỷ đồng, tăng 15.497 tỷ đồng (tăng 32%) so với thời điểm 31-12-2012.
Theo Phó Tổng cục trưởng Trần Văn Phu, trong thời gian qua, ngành Thuế tiếp tục triển khai mạnh mẽ các đề án hiện đại hóa công tác quản lý thuế như: Khai thuế qua mạng Internet, hiện đã được triển khai tại 50 tỉnh, thành phố, với trên 265 nghìn DN tham gia; Xây dựng và triển khai đề án nộp thuế qua ngân hàng; Mở rộng và nâng cấp dự án hiện đại hóa quy trình quản lý thu nộp thuế giữa 4 ngành: Thuế- Hải quan- Kho bạc- Tài chính; Xây dựng và vận hành hệ thống ứng dụng quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp…, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.
Tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết số 01/CP, Nghị quyết số 02/CP của Chính phủ và các quy định hỗ trợ DN, cải cách thủ tục hành chính thuế của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Thu nhập cá nhân được thực thi từ ngày 1-7-2013.
Vẫn còn nhiều thách thức
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành Thuế cũng chỉ ra những khó khăn, thách thức mà ngành Thuế phải đối mặt và phải có biện pháp quyết liệt thực hiện như: Số thu ngân sách còn đạt thấp so với dự toán giao năm 2013; Tiến độ thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra của toàn Ngành trong 5 tháng mới chỉ đạt 25,2% kế hoạch; Tình trạng nợ đọng thuế tăng cao (tăng 32% so năm 2012), trong đó, có một số địa phương có số nợ thuế tăng cao như: An Giang tăng 132%, Đắc Nông là 152,8%, Lai Châu là 103,2%, Bình Dương là 116,9%...
Bên cạnh đó, tình trạng lợi dụng sự thông thoáng trong chính sách quản lý, sử dụng hóa đơn, có một số DN, chủ yếu là DN nhỏ, mới thành lập, DN kinh doanh, xuất khẩu hàng bách hóa tổng hợp qua biên giới đất liền, kinh doanh hàng nông, lâm, thủy, hải sản, nhất là cà phê đã thực hiện mua bán và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để khấu trừ thuế GTGT nhằm trục lợi tiền thuế của Nhà nước.
Để giải quyết tình trạng này, Tổng cục Thuế đã xác định 5 nhiệm vụ và 21 giải pháp như: Chủ động kiểm tra, rà soát và nắm bắt kịp thời về số lượng người nộp thuế, giám sát chặt chẽ nguồn thu NSNN; Phấn đấu tỷ lệ nợ đọng ở mức 5%; Tổ chức phân loại DN có rủi ro cao về thuế để tập trung thanh, kiểm tra, đảm bảo ít nhất 60% DN trong kế hoạch thanh, kiểm tra; Tập trung thanh tra theo chuyên đề như: Chuyển giá, thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng, kinh doanh hàng nông sản như cà phê, DN “đen” kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua biên giới đất liền…
Phát biểu và chỉ đạo Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã biểu dương những nỗ lực của tập thể CBCC ngành Thuế đã vượt qua khó khăn để thực hiện nhiệm vụ thu NSNN trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm nhất và ưu tiên nhất của những tháng còn lại là hoàn thành dự toán thu NSNN năm 2013.
Đồng thời đẩy mạnh công tác chống thất thu thuế nhất là ở các thành phố, đô thị lớn, khu vực DN ngoài quốc doanh, DN đầu tư nước ngoài vẫn diễn ra khá phổ biến ( giai đoạn 2006-2010, lực lượng thanh tra Thuế đã thực hiện truy thu bình quân 4.500 tỷ đồng/năm, năm 2011 kết luận thanh tra truy thu 7.600 tỷ đồng và năm 2012 là 14.000 tỷ đồng).
Với con số này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng thất thu NSNN là khá lớn nên nếu làm tốt công tác này thì sẽ tăng nguồn thu đáng kể cho NSNN, đồng thời tạo ra sự bình đẳng và minh bạch cho các DN sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, cơ quan Thuế phải tăng cường phối hợp với các ngành như: Công an, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra, Quản lý thị trường, Ngân hàng Nhà nước… trong công tác chống trốn thuế và gian lận thuế.
Về chống nợ đọng thuế, Bộ trưởng yêu cầu ngành Thuế tập trung theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN, tình hình nợ thuế của người nộp thuế để xác định chính xác tiền phạt chậm nộp của từng khoản nợ của người nộp thuế. Đồng thời, thực hiện đôn đốc thu hồi nợ thuế cũng như tăng cường các biện pháp quản lý nợ đọng thuế…
Ngoài ra, ngành Thuế thường xuyên tổ chức Hội nghị đối thoại với người nộp thuế, tuyên truyền kịp thời các chính sách mới và tháo gỡ vướng mắc cho DN; đẩy mạnh cải cách hệ thống thuế; thực hiện rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho DN.../.
Thu Hằng