Phát biểu tại hội thảo,ốntháchthứcđốivớitàinguyênnướkết quả trận đấu của pháp Thứ trưởng Bộ TN&MT Chu Phạm Ngọc Hiển cho rằng, thách thức liên quan đến nguồn nước xuyên quốc gia đã tồn tại xuyên suốt lịch sử phát triển của nhân loại. Nhưng ngày nay, hơn bao giờ hết, các vấn đề đó đang ngày càng trở nên cấp bách, gay gắt, mang tính chiến lược và quy mô toàn cầu.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nguồn nước của các quốc gia trên thế giới đang gặp phải 4 thách thức cơ bản. Đó là sự phụ thuộc ngày càng mạnh mẽ vào nguồn nước, các con sông liên quốc gia; biến đổi khí hậu đang làm cho các nguồn nước xuyên lãnh thổ biến đổi phức tạp và rất khó lường; xu thế cạn kiện, suy thoái nguồn nước sạch, gồm cả các nguồn nước xuyên biên giới trong bối cảnh quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều nơi trên thế giới; và cuối cùng là sự đồng thuận, khung pháp lý và cơ chế phối hợp thực hiện các thỏa thuận quốc tế liên quan đến nguồn nước xuyên quốc gia còn chưa đầy đủ.
Là quốc gia nằm ở cuối các lưu vực sông lớn, nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thách thức. Hơn 2/3 lượng nước trên các hệ thống sông của Việt Nam được hình thành từ ngoài lãnh thổ, phụ thuộc vào các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan và Campuchia. Tăng trưởng kinh tế, sức ép dân số và chất lượng cuộc sống liên tục gia tăng trong những thập kỷ qua dẫn đến tình trạng ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt nguồn nước, đồng thời nảy sinh những mâu thuẫn, tranh chấp giữa các ngành sử dụng nước.
Để bảo vệ nguồn tài nguyên đang ngày càng suy thoái này, Thứ trưởng Hiển cho rằng, các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, các cấp chính quyền cần quán triệt sâu rộng trong tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng của công tác bảo vệ rừng đầu nguồn nhằm duy trì và phát triển nguồn nước, nguồn sinh thủy cho các dòng sông, hồ chứa để cấp nước, phòng chống lũ hiệu quả hơn không chỉ cho chính mình mà còn cho cả các khu vực rộng lớn.
Đối với các địa phương vùng đồng bằng, ven biển, đặc biệt là ĐBSCL, cần tích cực trồng cây, bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn cát, gia tăng các công trình giữ nước để bảo vệ nguồn nước và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng./.
Hồng Quyên