【thanh hoá vs slna】Quyết tâm ổn định nền kinh tế vĩ mô
Tại điểm cầu Bình Phước,ếttacircmổnđịnhnềnkinhtếvĩthanh hoá vs slna Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền và Phó chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh tham dự hội nghị.
Đại diện Bộ Y tế thông tin về tình hình thiếu thuốc, vật tư y tế tại các cơ sở y tế và việc nhiều nhân viên y tế xin thôi việc
Đánh giá cao sự điều hành quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và những kết quả tích cực về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, lãnh đạo các địa phương, bộ, ngành đã đưa ra nhiều ý kiến, kiến nghị về phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022. Trong đó, những tác động của tình hình thế giới và việc tăng giá nguyên vật liệu trong sản xuất - kinh doanh khiến nhiều đại biểu băn khoăn và mong muốn Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm có giải pháp ổn định, đặc biệt là kiểm soát tình hình lạm phát sẽ có xu hướng gia tăng trong thời gian tới. Đại biểu cho rằng, cần ưu tiên lựa chọn trọng tâm, trọng điểm trong kế hoạch điều hành kinh tế - xã hội để ứng phó với bất lợi, bằng mọi cách ổn định nền kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, các địa phương cũng phải đề cao vai trò trong giải ngân vốn đầu tư công và quan tâm triển khai nhanh các chương trình mục tiêu quốc gia.
Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải báo cáo tiến độ triển khai các dự án giao thông quan trọng quốc gia
Đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho 6 tháng cuối năm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, tình hình sắp tới có cả thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Do đó, các cấp, ngành, địa phương phải nỗ lực, lấy khó khăn, thách thức làm động lực, mục tiêu phấn đấu và chủ động xây dựng kịch bản phù hợp để tổ chức thực hiện hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành thực hiện hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ, quản lý chặt chẽ tình hình giá cả, bảo đảm vững chắc nguồn cung năng lượng, ổn định an ninh lương thực.
Thủ tướng đề nghị các địa phương rà soát những vướng mắc về thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công một cách thuận tiện, hiệu quả nhất; thúc đẩy đầu tư công theo nghị quyết của Chính phủ; tăng cường chuyển đổi số; tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; tăng cường thông tin, truyền thông đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, thông tin sai sự thật.