"Trận so găng ngoại giao" giữa Thổ Nhĩ Kỳ với một số nước EU bùng phát khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đang đẩy mạnh nỗ lực tiếp cận với cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ sống ở châu Âu,ậnsogăngampquotnguyhiểlich bong da hn đặc biệt ở Hà Lan và Đức, để giúp ông chiến thắng trong cuộc trưng cầu ý dân vào tháng tới. Tuy nhiên, Đức, Hà Lan và Áo đã không cấp phép tổ chức các cuộc mít tinh với sự tham gia của các bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời hủy bỏ nhiều cuộc mít tinh lớn của cộng đồng gốc Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm cả sự kiện dự kiến sẽ có mặt Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu.
Với khoảng 400.000 người Thổ Nhĩ Kỳ đang sinh sống tại Hà Lan và hơn 1,4 triệu cử tri Thổ Nhĩ Kỳ ở Đức, đây là đơn vị bầu cử lớn thứ 4 của Thổ Nhĩ Kỳ, sau các thành phố lớn trong nước như Istanbul, Ankara và Izmir. Bởi vậy, các biện pháp của Đức, Hà Lan đã ngay lập tức làm bùng lên tranh cãi, với việc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc các nước này hành xử "như chế độ phát xít".
Giới phân tích cho rằng sở dĩ Hà Lan và nhiều nước châu Âu khác không muốn các chính trị gia Thổ Nhĩ Kỳ vận động tại nước mình là do lo ngại có thể gây bất ổn trong nước, bởi cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ chia rẽ thành hai phe ủng hộ và không ủng hộ ông Erdogan. Ngay tại Đức, căng thẳng từng bùng phát do mâu thuẫn của hai phe trong hàng loạt cuộc mít tinh của cộng đồng Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ đảo chính bất thành hồi tháng 7/2016. Bên cạnh đó, châu Âu cũng không muốn hành động này ảnh hưởng tới đời sống chính trị “lục địa già” khi lực lượng theo chủ nghĩa dân túy đang có cơ hội bước lên vũ đài chính trị tại nhiều nước thành viên EU chủ chốt.
Tuy nhiên, đối với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, căng thẳng với Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ có thể là một "món quà" thực sự ngay trước thềm bầu cử Quốc hội ở nước này, là cơ hội để ông thể hiện mình là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ của đất nước. Ông tuyên bố 400.000 người gốc Thổ đang sống ở Hà Lan chính là "công dân của Hà Lan", đồng thời cam kết sẽ cố gắng làm giảm căng thẳng. Trên thực tế, Thủ tướng Rutte đã điện đàm 8 lần với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ. Nhìn chung, ông đã xử sự đúng như một vị chủ nhà và điều này có thể tác động tích cực tới chỉ số tín nhiệm của đảng Nhân dân vì Tự do và Dân chủ do ông lãnh đạo. Theo một cuộc thăm dò gần đây, đảng này giành được 16% lá phiếu của cử tri và có thể lập ra một bên có nhiều nghị sỹ nhất trong Quốc hội Hà Lan.
Dẫu vậy, cả Thổ Nhĩ Kỳ và EU đều chưa tính đến việc sau khi cuộc trưng cầu ý dân và những ồn ào xung quanh nó kết thúc, các tranh cãi sẽ đẩy cả hai bên tới một ngã ba đường lịch sử và đây sẽ là thời điểm họ phải quyết định bản chất của mối liên minh trong tương lai.
Trên thực tế, hiện không phải là thời điểm để Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng căng thẳng trong quan hệ với bất kỳ quốc gia thành viên EU nào và ngược lại. EU đang phụ thuộc rất nhiều vào Thổ Nhĩ Kỳ trong việc ngăn chặn làn sóng tị nạn đến từ Trung Đông - Bắc Phi, còn Ankara cũng đang trông chờ các gói cứu trợ từ EU để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công có thể đẩy quốc gia này đến bờ vực phá sản. Hơn nữa, EU đang trải qua thời kỳ “nhạy cảm” và bất ổn hậu Brexit; hiệu ứng từ cuộc bầu cử Mỹ với làn sóng dân tộc chủ nghĩa đang lên cao ở những quốc gia sắp tổ chức các cuộc bầu cử quan trọng, với các chính trị gia cánh hữu nếu nắm quyền có thể đe dọa đến sự tồn vong của khối. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ chìm trong bất ổn chính trị, căng thẳng xã hội, kinh tế trì trệ, liên tiếp hứng chịu các vụ tấn công khủng bố...
Rõ ràng, “trận so găng” này khó có thể kết thúc trong ngày một ngay hai, song điều cần làm đối với cả EU và Thổ Nhĩ Kỳ lúc này là tìm ra một giải pháp thỏa hiệp nhằm giảm căng thẳng.