【kết quả cúp】Tìm hướng đi cho Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng

Bà Myshu LeBaDang (bên trái) thăm Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng

Mô hình chỉ Huế có

Với tài năng đặc biệt về nghệ thuật tạo hình,ìmhướngđichoTrungtâmNghệthuậtLêBáĐảkết quả cúp họa sĩ Lê Bá Đảng đã sáng tác nên những tác phẩm hội họa đặc sắc được thế giới công nhận, được giới nghệ thuật hiện đại tôn vinh là họa sư bậc thầy của nền hội họa Đông – Tây. Dành nhiều tình cảm với Huế, ông quyết định chọn nơi này để gửi gắm những tác phẩm tâm đắc nhất trong sự nghiệp hội họa. Đáp lại tâm nguyện và tôn vinh những đóng góp đầy nhiệt huyết của ông, UBND tỉnh dành khu đất đẹp bên bờ sông Hương để hình thành Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng.

Trung tâm trở thành địa chỉ văn hóa độc đáo cho du khách và những người yêu mến nghệ thuật Lê Bá Đảng, là nơi lưu giữ, giới thiệu và phát huy những tác phẩm nghệ thuật độc đáo của họa sĩ đến công chúng.

Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng là một thiết chế văn hóa đặc thù, được tổ chức theo mô hình liên kết giữa Nhà nước với tư nhân. Theo đánh giá của nhà sử học Dương Trung Quốc, đến nay, Huế không những là nơi đi đầu cả nước mà có thể nói là thành công trong việc xây dựng mô hình mới này. “Điều này không chỉ phát huy vai trò của nghệ thuật trong đời sống mà còn là sự trân trọng đối với những tác phẩm nghệ thuật và những tác giả có đóng góp cho đất nước. Tôi mong rằng, từ thực tế của Huế cần nhân rộng mô hình này trong cả nước”, ông Dương Trung Quốc nhấn mạnh.

Ông Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cho rằng: “Thừa Thiên Huế đã làm được việc mà chưa có tỉnh nào trong cả nước làm được: dành 2 ngôi nhà lớn ở vị trí đẹp cho nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị và họa sĩ Lê Bá Đảng. Đây là tấm gương cho nhiều tỉnh, thành khác”.

Làm gì để phát huy?

Sau 10 năm hoạt động, điều các nhà quản lý, những người tâm huyết trăn trở là cần phải làm gì để phát huy giá trị di sản Lê Bá Đảng trong 20 năm, 100 năm sau và xa hơn nữa để Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng sẽ trở thành địa điểm hấp dẫn công chúng yêu nghệ thuật và du khách trong nước, quốc tế, góp phần cùng các thiết chế nghệ thuật khác đưa Thừa Thiên Huế trở thành “một kinh đô của nghệ thuật” như ước muốn của họa sĩ. Trong lần về nước thăm lại nơi lưu giữ tác phẩm của chồng, bà Myshu LeBaDang gửi gắm: “Mong các bạn giữ gìn gia tài này đúng theo tinh thần làm việc của chồng tôi, phát huy tác phẩm để lưu truyền lại cho thế hệ tương lai của đất nước”.

Nhà sử học Dương Trung Quốc bày tỏ: “Con người ấy đã phấn đấu, trưởng thành, thành danh và mang một phần tài sản ấy trở về cống hiến cho đất nước. Không chỉ là nơi trưng bày tác phẩm, tôi mong ngôi nhà này còn là bảo tàng về một con người luôn hướng về quê hương đất nước, giới thiệu nhiều hơn về con người, tư tưởng họa sĩ Lê Bá Đảng để đông đảo công chúng hiểu hơn về cuộc đời và tiểu sử của tác giả”.

Họa sĩ Nguyễn Thiện Đức, Chủ tịch Hội Mỹ thuật tỉnh đặt vấn đề: “Chúng ta vẫn chưa có được một cái nhìn thấu đáo về Lê Bá Đảng. Nếu chưa đánh giá hết mức thì việc phát huy các giá trị nghệ thuật của họa sĩ Lê Bá Đảng sẽ còn hạn chế. Cần có những hội thảo nghiêm túc để các nhân chứng, bạn bè thân hữu, nhà nghiên cứu đưa ra những ý kiến đánh giá đầy đủ về tư tưởng mỹ thuật và sự nghiệp của ông”.

Theo ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, để tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật các tác phẩm của họa sĩ Lê Bá Đảng trong đời sống đương đại, Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng cần tiếp tục chú trọng công tác nghiên cứu, sưu tầm để phục hồi lại chuỗi không gian trưng bày mà trước đây họa sĩ đã trực tiếp thực hiện nhằm làm rõ các giá trị tư tưởng và nghệ thuật mà tác giả gửi gắm trong từng tác phẩm. Trên cơ sở đó, tổ chức trưng bày chuyên đề, thường xuyên đổi mới, thay đổi luân phiên các tác phẩm có cùng nội dung, chủ đề tạo sự mới lạ nhưng vẫn giữ hồn cốt không gian trưng bày nghệ thuật Lê Bá Đảng.

Bên cạnh việc cùng với gia đình họa sĩ tiếp tục sưu tầm, bổ sung thêm nhiều tư liệu, hiện vật về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông, trung tâm cần tập trung thực hiện công tác quảng bá về giá trị nghệ thuật Lê Bá Đảng đến với công chúng và du khách thông qua các hình thức, như: tổ chức các buổi tọa đàm, giới thiệu, trưng bày triển lãm, phát hành tờ gấp, các ấn phẩm về tác phẩm nghệ thuật, xây dựng các phim tư liệu về họa sĩ Lê Bá Đảng. Phối hợp với các bảo tàng, nhà trưng bày và các hãng lữ hành, công ty du lịch để liên kết, xây dựng các tuyến tham quan du lịch, đưa Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng trở thành điểm tham quan thường xuyên của du khách trong nước và quốc tế.

Theo ông Trần Khánh Chương, cùng với việc quảng bá du lịch, trung tâm nên gắn bó với các trường học, đưa những buổi tham quan, tìm hiểu nghệ thuật Lê Bá Đảng trở thành môn ngoại khóa của các trường phổ thông, đại học. Ngoài ra, phối hợp với các trường văn hóa, nghệ thuật trong và ngoài tỉnh tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng tài năng nghệ thuật theo phong cách Lê Bá Đảng, nuôi dưỡng thế hệ nghệ sĩ kế thừa, phát triển tinh hoa nghệ thuật của họa sĩ Lê Bá Đảng.

TRANG HIỀN