Theăngphòngvệthươngmạihạnchếrủirokhixuấtkhẩusangthịtrườkết quả bóng đá inter turkuo ông Bùi Tuấn Hoàn, Trưởng phòng châu Mỹ, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP khu vực châu Mỹ tăng trưởng mạnh. Có 4 quốc gia châu Mỹ tham gia CPTPP là Canada, Mexico, Peru và Chile; trong đó, ngoại trừ Chile đã có hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương với Việt Nam; Canada, Mexico và Peru là 3 thị trường lần đầu tiên có quan hệ FTA với Việt Nam, do đó những ưu đãi thuế quan trong CPTPP có tác động rất tích cực tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này.
Cụ thể, năm 2021, xuất khẩu sang 4 nước CPTPP khu vực châu Mỹ đạt hơn 12 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu sang Canada đạt 5,3 tỷ USD và tăng 75% so với thời điểm trước khi Hiệp định có hiệu lực. Hay như đối với Mexico, xuất khẩu sang thị trường này đạt 4,6 tỷ USD và tăng trên 105% so với thời điểm trước khi hiệp định có hiệu lực.
Xuất khẩu sang Peru cũng tương tự, tuy mới phê chuẩn Hiệp định vào năm 2021 cũng đạt 560 triệu USD, tăng trưởng 85%. Chile, tuy chưa phê chuẩn Hiệp định, cũng đạt 1,7 tỷ USD, tăng 63%. Như vậy, đây là những con số rất ấn tượng.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường CPTPP khu vực châu Mỹ trong 9 tháng năm 2023 đạt 8,76 tỷ USD, giảm khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2022. Kim ngạch giảm chủ yếu ở các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, giày dép, thủy sản, đồ gỗ nội thất…
Nhập khẩu từ các thị trường CPTPP khu vực châu Mỹ trong 9 tháng năm 2023 cũng có mức giảm tương tự 15%, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng máy móc.
Thông tin về đặc điểm và xu hướng của các vụ việc phòng vệ thương mại liên quan tới các thị trường có FTA của Việt Nam nói chung và thị trường các nước CPTPP nói riêng, ông Phùng Gia Đức, Phó Trưởng phòng Xử lý Phòng vệ thương mại nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại nhấn mạnh, nhiều thành viên CPTPP điều tra biện pháp phòng vệ thương mại với Việt Nam.
Chẳng hạn như pháp luật phòng vệ thương mại được các thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho phép sử dụng để bảo vệ sản xuất trong nước. Vì vậy, những nước chưa có FTA với Việt Nam cũng đã điều tra và áp dụng rất nhiều biện pháp phòng vệ thương mại.
Thống kê cho thấy, Australia hiện nay đã điều tra tới 18 vụ việc phòng vệ thương mại đối với Việt Nam, tương đương với Canada, Malaysia cũng đã trên 10 vụ việc. Ngoài ra, Mexico kể từ khi có FTA với Việt Nam, doanh nghiệp cũng đã tăng cường xuất khẩu sang Mexico và từ năm 2019 trở lại đây và đã có 3 vụ việc mới và phát sinh toàn bộ là sau khi ký kết Hiệp định CPTPP cùng với Mexico.
Như vậy, xu hướng này là tất yếu và không thể tránh khỏi. Khi xuất khẩu, doanh nghiệp đã tham gia cuộc chơi toàn cầu và phải chấp nhận rằng sẽ phải đối mặt với những rào cản phòng vệ thương mại trong tương lai.