【kkqbd】Chứng khoán Nhật khởi đầu tháng Năm trong sắc đỏ
Kết thúc phiên này tại thị trường Tokyo,ứngkhoánNhậtkhởiđầuthángNămtrongsắcđỏkkqbd chỉ số Nikkei 225 giảm 0,44% xuống còn 13.799,35 điểm.
Sự lên giá của đồng yen và các số liệu đáng thất vọng về thị trường việc làm ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) là các nhân tố chính đẩy thị trường chứng khoán Nhật Bản đi xuống bất chấp diễn biến khá tích cực của chứng khoán Mỹ trong phiên trước.
Trong vài tháng gần đây, đồng yen liên tiếp mất giá sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi tăng cường chi tiêu công và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) nới lỏng chính sách tiền tệ một cách quyết liệt. Tuy nhiên, một vài tín hiệu kém lạc quan mới đây từ các nền kinh tế Mỹ và châu Âu đã khiến đồng yên bật tăng so với cả đồng USD và đồng euro. Điều này khiến chỉ số Nikkei hạ điểm bởi vì, đồng yen mạnh lên sẽ khiến các nhà xuất khẩu Nhật Bản mất đi lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ nước ngoài.
Bên cạnh đó, một thông tin tiêu cực khác cũng góp phần vào không khí ảm đạm của thị trường chứng khoán Nhật Bản trong phiên này đó là hoạt động sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 4-2013 đã chậm lại so với tháng trước đó. Chỉ số quản lý sức mua (PMI) của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong tháng 4 đã giảm từ mức 50,9 của tháng Ba xuống còn 50,6. Con số này khiến nhiều người lo ngại về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc và đà phục hồi của kinh tế toàn cầu.
Trái với những diễn biến tại Nhật Bản, trong phiên giao dịch ngày 30-4, thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục xu hướng tăng điểm mạnh mẽ nhờ các báo cáo tích cực về thị trường nhà ở và chỉ lòng tin tiêu dùng của nước này. Thêm vào đó, thông tin về đợt chào bán cổ phiếu thành công của hãng công nghệ Apple cũng góp phần giúp tâm lý của giới đầu tư trở nên hưng phấn hơn. Đợt chào bán này đã mang về cho Apple 17 tỷ USD.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 21,05 điểm lên 14.839,80 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng ghi thêm 3,96 điểm và đóng cửa ở mức 1.597,57 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq tiến 21,77 điểm và đóng cửa ở mức 3.328,79 điểm.
Phố Wall đã ghi nhận phiên tăng điểm ấn tượng ngay từ đầu tuần này (ngày 29/4), sau khi Chính phủ liên minh tả-hữu mới của Italy do Thủ tướng Enrico Letta đứng đầu đã vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Thượng viện với 233 phiếu thuận, 59 phiếu chống và 18 phiếu trắng. Thông tin này đã làm dấy lên hy vọng cho giới đầu tư về khả năng ổn định chính trị và tập trung thúc đẩy kinh tế của "xứ sở mỳ ống," qua đó góp phần vào triển vọng phục hồi kinh tế của Eurozone.
Tới phiên giao dịch cuối cùng của tháng Tư, thị trường cổ phiếu Mỹ vẫn duy trì đà tăng sau khi Chính phủ công bố báo cáo cho hay giá nhà ở tại 20 thành phố lớn nhất nước Mỹ trong tháng 4 đã tăng 1,2% so với tháng trước đó.
Hiện nay, các nhà kinh doanh đang hướng sự chú ý vào cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng như báo cáo về thị trường việc làm của Bộ Lao động Mỹ, dự kiến sẽ đều diễn ra trong tuần này.
Cũng trong phiên giao dịch ngày 30/4, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu lại biến động trái chiều. Kết thúc phiên này, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,43% xuống 6.430,12 điểm và chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 0,31% xuống còn 3.856,75 điểm.
Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 lại tiến thêm 0,51% và đóng cửa ở mức 7.913,71 điểm./.
(Theo Minh Trang/ TTXVN)