Trên thị trường phái sinh phiên 15/3,áisinhThanhkhoảnhợpđồngtươnglaigiảmsâleonhacai các hợp đồng tương lai diễn biến không cùng chiều với chỉ số cơ sở. Theo đó, ngoại trừ hợp đồng tháng 6 là VN30F2106 giữ nguyên ở giá tham chiếu; còn lại 3 hợp đồng khác đều đóng cửa giảm nhẹ. Trong khi đó, chỉ số VN30 tăng 3,05 điểm.
Hợp đồng tháng 3 giằng co sát tham chiếu tuy nhiên khác với chỉ số cơ sở, VN30F2103 chủ yếu giao dịch trong sắc đỏ trước khi đóng cửa giảm -1,2 điểm. Hợp đồng quay lại trạng thái chênh lệch âm với biên độ -2 điểm. Hợp đồng tháng 4 và tháng 9 cùng chung trạng thái, chứng kiến khoảng cách chênh lệch âm -1,86 và -1,76 điểm, trong khi hợp đồng tháng 6 chênh lệch +0,14 điểm với cơ sở.
Thanh khoản thị trường phái sinh giảm rất mạnh trong phiên đầu tuần. Theo đó, khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai đạt 80.263 hợp đồng, giảm -32,8% so với phiên liền trước. Đây cũng là quy mô thanh khoản thấp nhất của thị trường kể từ đầu tháng 12/2020. Giá trị giao dịch vì thế cũng giảm về mức rất thấp, chỉ còn 9.546 tỷ đồng. Khối lượng mở cũng chung xu hướng, chỉ còn 29.220 hợp đồng.
Trên thị trường cơ sở, giằng co quanh tham chiếu với biên độ hẹp là diễn biến chính của VN-Index trong phiên đầu tuần. Chỉ số đóng cửa tăng nhẹ +0,25%, đạt 1.184,56 điểm. Kể từ giai đoạn sau Tết Nguyên đán, VN-Index vẫn đang chủ yếu vận động trong kênh giá 1.150 – 1.200 điểm.
VN30-Index tăng 0,26%, lên ngưỡng 1.190,86 điểm với 14 mã tăng giá và 10 mã giảm giá.
Khối lượng khớp lệnh trên HOSE ghi nhận mức tốt nhất kể từ phiên 8/2, đạt 634,6 triệu đơn vị và hiện đang tiệm cận mức bình quân 50 phiên (639,1 triệu cổ phiếu). Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên HOSE với quy mô -407 tỷ đồng.
Theo SSI Research, chỉ số VN30 tăng 0,26% với khối lượng giao dịch gần như không đổi cho thấy chỉ số vẫn trong giai đoạn đi ngang giữa vùng hỗ trợ 1.150 điểm và vùng kháng cự 1.200 điểm và chưa có tín hiệu bứt phá ra khỏi vùng này./.
Thái Duy