Đại diện Ban Quản lý dự án Điện lực miền Nam cho biết,ậptrunggỡvướngmắcvàđẩynhanhthicôngcácdựáncấpđiệđịnh lượng scc tại tỉnh Bến Tre, EVNSPC hiện đang là chủ đầu tư 6 công trình lưới điện 110kV, tổng mức đầu tư các công trình hơn 675 tỷ đồng. Đến nay tiến độ thực hiện các công trình đang gặp một số khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng để phục vụ công tác thi công. Cũng tại Bến Tre, 9 dự án năng lượng điện gió, tổng công suất là 478MW đang được các nhà đầu tư xây dựng. Công suất giải tỏa được qua các trạm 110kV hiện hữu là 149MW, công suất cần phải giải tỏa thêm 329 MW.
Để giải tỏa công suất cho các nhà máy điện gió nêu trên, EVN SPC sẽ triển khai thêm 2 công trình, gồm xây dựng, cải tạo đường dây 110 kV hai mạch từ trạm 220kV Bến Tre - Trạm 110kV Bến Tre - Trạm 110 kV Giồng Trôm - Trạm 110kV Ba Tri trên hành lang tuyến hiện hữu. Công trình thứ hai là xây dựng, cải tạo đường dây 110kV mạch kép từ trạm 220kV Bến Tre đi trạm 220kV Mỹ Tho dài 15km. Các công trình cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện nay chậm thi công, chủ yếu là vướng ở khâu mặt bằng.
Lãnh đạo tỉnh Bến Tre và Tổng Công ty Điện lực miền Nam tìm giải pháp tháo gỡ những vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình cung cấp điện trên địa bàn |
Chủ trì cuộc họp để giải quyết những vướng mắc trong quá trình xây dựng các dự án cung cấp điện trên đia bàn với lãnh đạo EVNSPC, tổ chức ngày 21/5/2021, Phó chủ tịch UBDN tỉnh Bến Tre - ông Nguyễn Minh Cảnh đã chỉ đạo các địa phương liên quan cùng với ngành điện tập trung tháo gỡ những vướng mắc để các dự án điện trên địa bàn sớm được hoàn thành.
Cụ thể, công trình Trạm biến áp 110kV Phú Thuận (tổng mức đầu tư 66,306 tỷ đồng), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh giao UBND huyện Bình Đại tổ chức vận động hộ ông Ngô Thanh Phong xã Phú Thuận bàn giao đất, và những hộ bị ảnh hưởng hoa màu trên tuyến đồng thuận chủ trương để thực hiện dự án.
Công trình Đường dây 110kV Giao Long - Phú Thuận (68,536 tỷ đồng), giao Ban Quản lý Khu công nghiệp Phú Thuận phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất xử lý dứt điểm phần đất của KCN Phú Thuận. UBND huyện Châu Thành, huyện Bình Đại trình UBND tỉnh Bến Tre phê duyệt chủ trương bồi thường hỗ trợ diện tích đất nằm trong hành lang khu vực giáp ranh giữa hai huyện.
Công trình Đường dây 110kV Phú Thuận - Bình Đại (143,427 tỷ đồng), giao UBND huyện Bình Đại, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ban Quản lý dự án Điện lực miền Nam trực tiếp làm việc với những hộ dân nắm bắt tình hình, có giải pháp xử lý, đồng thời vận động 6 hộ dân đồng thuận chủ trương để thực hiện dự án.
Công trình Đường dây 110kV Ba Tri - Bình Thạnh (185,016 tỷ đồng), giao UBND huyện Ba Tri phối hợp với Ban Quản lý dự án Điện lực miền Nam, đơn vị tư vấn khảo sát để đưa ra phương án đền bù. Sở Công Thương tỉnh Bến Tre có ý kiến với Công ty Envison Energy Viet Ben Wind Power Investmen Pte.Ltd sớm hoàn tất thỏa thuận với EVNSPC về thiết kế đấu nối và đi chung giữa đường dây 110kV Ba Tri - Bình Thạnh và đường dây 110kV đấu nối vào nhà máy điện gió Bảo Thạnh.
Đối với công trình Trạm biến áp 110kV An Hiệp và đường dây 110kV Bến Tre - An Hiệp (137 tỷ đồng), giao UBND huyện Châu Thành sớm có kế hoạch để vận động các hộ dân chưa thuận cho tiến hành kiểm kê ảnh hưởng bởi dự án và trình UBND tỉnh Bến Tre phê duyệt chủ trương bồi thường, hỗ trợ diện tích đất nằm trong hành lang an toàn tuyến.
Để khơi thông những vướng mắc liên quan đến các dự án cung cấp điện trên địa bàn, ông Nguyễn Minh Cảnh giao Sở Công Thương tham mưu thành lập Ban chỉ đạo về công tác bồ thường giải phóng mặt bằng cho các công trình điện nói trên. Giao UBND các huyện và TP. Bến Tre phải có kế hoạch chi tiết thực hiện từng hạng mục các công trình đi qua địa bàn do mình quản lý. Sở Công thương tổng hợp, báo cáo lãnh đạo tỉnh những nội dung nói trên trong tháng 6/2021.
Tại tỉnh Tây Ninh, ông Nguyễn Phước Đức - Tổng giám đốc EVNSPC vừa có chuyến thị sát thực tế để nắm bắt tình hình tiến độ thi công đối với Công trình Lộ ra 110kV Trạm 220kV Tây Ninh 2, do EVNSPC làm chủ đầu tư.
Theo ông Nguyễn Phước Đức, công trình Lộ ra 110kV Trạm 220kV Tây Ninh 2 xây dựng có quy mô gồm 39 trụ, tổng dài 7,940km, tổng mức đầu tư 93,238 tỷ đồng. Công trình gồm hai đoạn: đoạn 4 mạch dài 4,613km và 27 vị trí trụ; đoạn 2 mạch dài 3,327km và 12 vị trí trụ. Hiện tại công trình đã bàn giao hoàn tất mặt bằng thi công 39/39 vị trí và toàn bộ phần hành lang tuyến, cũng như công tác mua sắm vật tư thiết bị do bên A cấp.
Công trình này khởi công ngày 5/11/2019, tiến độ thi công hoàn thành là 210 ngày, hiệu lực hợp đồng 360 ngày, ngày hết hạn thi công xây lắp là 2/6/2020. Tuy nhiên, khảo sát thực tế tại hiện trường, ông Nguyễn Phước Đức cho biết, tình hình thực hiện công trình phần đoạn 4 mạch thi công được 18/27 vị trí móng trụ và 14/27 vị trí tiếp địa. Phần đoạn 2 mạch thi công được 12/12 móng, 5/12 vị trí tiếp địa, dựng được 1 trụ, vật tư do bên B cấp là 10 trụ nhưng chưa đầy đủ phụ kiện.
Làm việc với lãnh đạo EVNSPC, đại diện Công ty cổ phần Đầu tư XLĐ miền Bắc Việt Nam cho biết, do tình hình dịch COVID-19 nên vật tư thiết bị nhập từ nước ngoài về Việt Nam không thực hiện được. Do đó, hiện còn lại 38 trụ chưa dựng, công đoạn kéo dây và lắp đặt vật tự phụ kiện đường dây chưa triển khai được, nhà thầu đã dừng thi công từ ngày 9/4/2021 đến nay.
Từ thực tế này, EVNSPC sẽ tiếp tục làm việc với nhà thầu thi công để tháo gỡ những tồn tại và hối thúc sớm hoàn tất việc thi công để đưa dự án vào vận hành, cung cấp điện cho phát triển kinh tế của huyện Gò Dầu cũng như của tỉnh Tây Ninh trong tương lai.