Lý giải cho tỷ lệ thấp này,ửlýDNviphạmvềBHXHcònchậtỉ số ngoại hạng anh hôm nay ông Điều Bá Được cho rằng, hiện toàn ngành BHXH có khoảng 20.500 cán bộ, trong đó có 5.500 cán bộ làm công tác kiểm tra và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tình hình thu, nộp BHXH và bảo hiểm y tế đối với các đơn vị ít nhất 1 lần/năm. Thực tiễn qua các năm vừa qua, cơ quan BHXH các cấp phát hiện nhiều trường hợp vi phạm về BHXH nhưng không được quyền xử phạt nên hiệu quả công tác kiểm tra không cao. Khi phát hiện vi phạm chưa được xử lý ngay mà kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý làm cho vi phạm chưa được xử lý kịp thời.
“Mặt khác, khi nhận được kiến nghị xử phạt của BHXH Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền cũng chưa xử lý được ngay do phải nghiên cứu, xác minh thêm làm cho vi phạm chậm hoặc chưa được xử lý”- ông Điều Bá Được nhấn mạnh.
Theo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, đối với các đơn vị sử dụng lao động trốn đóng, nợ BHXH đều do cơ quan BHXH thực hiện việc thanh tra, xử phạt và kiến nghị khởi tố dân sự, hình sự đối với các chủ sử dụng lao động vi phạm pháp luật BHXH.
Từ thực tế tình trạng nợ đọng, trốn BHXH ở Việt Nam, BHXH Việt Nam kiến nghị cơ quan BHXH có quyền thanh tra và xử phạt các trường hợp vi phạm pháp luật về đóng, hưởng BHXH.
Thứ trưởng, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, Nguyễn Thị Minh cho rằng, nếu BHXH Việt Nam được trao quyền thanh tra thì nhiều vấn đề vi phạm về BHXH sẽ được giải quyết, việc nợ đóng BHXH sẽ được hạn chế tối đa.
Đồng thời, BHXH đề xuất phải quy định tội chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động vào Bộ luật Hình sự, chứ không đơn thuần là vi phạm hành chính mới đủ sức răn đe; Nên trao quyền phát mại tài sản khi DN phá sản hoặc bỏ trốn… cho cơ quan BHXH để xử lý chế độ bảo hiểm cho người lao động.