【kết quả trận jeonbuk】Cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và EU nhanh chóng gây tranh cãi

Mặc dù Tổng thống Donald Trump đã thông báo tới Quốc hội ngày 16/10 rằng Mỹ có ý định bắt đầu đàm phán chính thức với EU 28 nhưng cuộc đàm phán chính thức vẫn chưa được tiến hành và cuộc tranh cãi giữa hai bên báo hiệu một quá trình gian nan phía trước.

Chính quyền Trump hồi tháng 6 đã áp đặt thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu từ EU,ộcđàmphánthươngmạigiữaMỹvàEUnhanhchónggâytranhcãkết quả trận jeonbuk ngay lập tức bị Brussels trả đũa đối với các sản phẩm mang tính biểu tượng của Mỹ như rượu whiskey và xe mô tô Harley Davidson. Một cuộc chiến thương mại toàn diện đã được ngăn chặn vào tháng 7 khi Chủ tịch Ủy ban châu Âu - Jean Claude Juncker - và Tổng thống Donald Trump đồng ý với thỏa thuận “ngừng chiến” tại Nhà Trắng và một đề cương cho cuộc đàm phán bị giới hạn. Tuy nhiên, kết quả các cuộc thảo luận giữa các đồng minh lịch sử vẫn căng thẳng và bị hạn chế với việc EU tập trung vào chủ đề nhạy cảm của nông nghiệp bị loại trừ và Washington không loại trừ bất kỳ cuộc thảo luận nào về giao dịch ô tô xuyên Đại Tây Dương. Gánh nặng trong các cuộc đàm phán là mối đe dọa của Trump về việc áp thuế tới 25% đối với nhập khẩu ô tô và phụ tùng ô tô vào Mỹ chủ yếu hướng tới Đức, nền kinh tế lớn nhất EU và các công ty như BMW AG và Daimler AG.

cuoc dam phan thuong mai giua my va eu nhanh chong gay tranh cai

Tổng thống Trump đã đồng ý không tiếp tục đánh thuế nhập khẩu ô tô mới miễn là các cuộc đàm phán được tiến hành. Tuy nhiên, các quan chức châu Âu vẫn cảnh giác và phương pháp tiếp cận nặng nề của Mỹ cho thấy hai bên sẽ gặp khó khăn như thế nào đối với vấn đề thương mại nhạy cảm, theo Peter Chase, một chuyên gia cao cấp của Quỹ German Marshall của Đức. Còn Rufus Yerxa, Chủ tịch Hội đồng Ngoại thương quốc gia có trụ sở tại Washington và là cựu quan chức thương mại Mỹ, cho biết một thỏa thuận toàn diện xuyên Đại Tây Dương sẽ đòi hỏi “một số nhượng bộ gây tổn thất cho cả hai bên” nên không rõ liệu hai bên có sẵn sàng thực hiện. Yerxa có viện dẫn ví dụ về thuế suất 25% của Mỹ đối với xe tải nhẹ và bảo hộ của châu Âu trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, “rõ ràng các doanh nghiệp muốn có một hiệp định lớn với châu Âu nhưng một hiệp định lớn với châu Âu là thứ khó đạt được”.

Trong khi chính quyền Mỹ đã thông báo tới Quốc hội nước này ngày 16/10 thì Cao ủy Thương mại châu Âu - Cecilia Malmstrom - là nhà đàm phán chính của EU vẫn chưa nhận được sự ủy thác từ các nước thành viên EU để bắt đầu đàm phán chính thức. Các quan chức cấp kỹ thuật từ cả hai phía sẽ gặp nhau tại Washington trong tuần 22-27/10 để chuẩn bị cho cuộc họp giữa đại diện Thương mại Robert Lighthizer và bà Cecilia Malmstrom vào cuối tháng 11.

Việc thiếu sự ủy thác của EU cho thấy khởi đầu tiềm năng từ hiệp định tháng 7, khi EU và Mỹ cam kết sẽ “hướng tới thuế quan bằng 0, không có rào cản phi thuế quan, và không có trợ cấp đối với hàng công nghiệp không phải ô tô”. Pháp và các nước thành viên khác vẫn bị chia rẽ về phạm vi đàm phán. Thay vào đó, EU đang tập trung vào hợp tác pháp lý tốt hơn với Mỹ cho các ngành công nghiệp bao gồm cả ô tô, dược phẩm và thiết bị y tế. Khi điều này không đòi hỏi nhiệm vụ đàm phán chính thức từ các nước EU và cả hai bên đã dành nhiều năm thảo luận trong thời kỳ Tổng thống Obama nhằm thúc đẩy một Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP), thì đó vẫn là một quá trình phức tạp cần có thời gian.

Quan chức EU cho rằng hai bên đang xem xét một cách nhanh chóng các vấn đề pháp lý bằng cách đóng gói lại một số phụ lục TTIP gần hoàn thành khi các cuộc đàm phán kết thúc. Mục tiêu là một chiến thắng nhanh chóng để báo cáo Tổng thống Trump nhằm bảo đảm sự trì hoãn hơn trong áp dụng thuế ô tô. Trong một tài liệu của EU, liên minh quan tâm đến việc thảo luận các tiêu chuẩn mạnh mẽ hơn về công nghệ mới bao gồm ô tô. USTR từ chối thảo luận các tiêu chuẩn ô tô hoặc giảm thuế ô tô.