Đây là khẳng định của ông Phạm Lương Sơn- Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam khi trả lời phóng viên TBTCVN trong buổi họp báo vừa được tổ chức tại Hà Nội.
Đã chi quỹ BHYT gần 20.000 tỷ đồng
TheỹBảohiểmytếvẫnđảmbảochoviệctănggiádịchvụytếtỷ số bóng đá mexico hôm nayo ông Phạm Lương Sơn, đến hết tháng 4/2016, số người tham gia BHXH bắt buộc là 12.157.138 người, BH thất nghiệp là 10.345.827 người, BHXH tự nguyện là 191.863 người, BHYT là 70.808.817 người tham gia, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT toàn quốc là 76,79%, tăng hơn 1,2% so với năm 2015.
Số thu BHXH, BHYT 4 tháng đầu năm đạt 68.926,9 tỷ đồng, đạt 29,32% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2015.
Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: Vũ Luyện |
Cũng trong 4 tháng đầu năm 2016, toàn ngành BHXH đã giải quyết chế độ BHXH cho hơn 3,1 triệu người, thanh toán chi phí khám chữa bệnh (KCB) cho trên 44 triệu lượt người, tăng 4,9% so với cùng kỳ 2015, chi gần 20.000 tỷ đồng cho chi trả các chế độ liên quan đến BHYT.
Số chi BHXH, BHYT toàn ngành tính đến hết tháng 4 đạt hơn 80.427 tỷ đồng (tăng 29,5% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, chi BHXH từ nguồn ngân sách là hơn 17.142 tỷ đồng; từ quỹ BHXH bắt buộc hơn 42.211 tỷ đồng; chi quỹ BHYT gần 20.000 tỷ đồng…
Gia tăng tình trạng trục lợi bảo hiểm
Ông Phạm Lương Sơn cũng cho biết, 4 tháng đầu năm, công tác phát triển đối tượng của ngành BHXH vẫn còn nhiều hạn chế. Việc tuân thủ pháp luật BHYT, tình trạng trốn đóng của các doanh nghiệp vẫn chưa được khắc phục như mong muốn, dù BHXH đã được giao chức năng thanh tra về thu BHYT.
Cũng theo ông Sơn, cùng với việc thông tuyến huyện KCB BHYT, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế đã làm xuất hiện lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT từ cả người có thẻ BHYT và cơ sở KCB.
Nhiều cơ sở KCB khuyến khích người bệnh thông tuyến từ nơi khác đến dù không phải là nơi đăng ký KCB ban đầu để tăng tần suất KCB. Số KCB ở các quận huyện tăng mạnh, có nơi lên đến 44%.
KCB BHYT ở trạm y tế xã giảm, nhưng cá biệt có những nơi tăng mạnh, do có xuất hiện sự lạm dụng của người có thẻ BHYT để lấy thuốc, để thụ hưởng những dịch vụ kỹ thuật chưa thật cần thiết cho việc khám và điều trị.
Bên cạnh đó, việc thông tuyến không bị kiểm soát giao quỹ theo số thẻ ban đầu, dẫn đến việc các cơ sở KCB lạm dụng việc kê đơn, tăng số dịch vụ ở một lần KCB để hợp lý việc chỉ định các dịch vụ kỹ thuật.
Qua kiểm tra, đã phát hiện có tình trạng trong một lần khám bệnh của bệnh nhân, bác sĩ kê tới 15 chẩn đoán khác nhau. Hành động này cốt để hợp lý hóa việc chỉ định các dịch vụ kỹ thuật.
Trước những áp lực từ việc tăng giá dịch vụ y tế và việc thông tuyến huyện KCB lên quỹ BHYT, ông Phạm Lương Sơn cho biết, việc thông tuyến, điều chỉnh giá dịch vụ y tế hướng tới chất lượng cung cấp dịch vụ y tế cho người dân ngày càng tốt hơn. Thông tuyến đảm bảo việc khám chữa bệnh dễ dàng hơn cho người bệnh, điều chỉnh giá dịch vụ y tế vừa đảm bảo công bằng giữa các cơ sở KCB, vừa đảm bảo điều kiện cung cấp dịch vụ y tế tốt hơn. Việc thông tuyến sẽ làm tăng lượt KCB, làm tăng chi từ quỹ BHYT, gây áp lực lên quỹ.
“Tuy nhiên, vì chúng ta đã chuẩn bị một nguồn lực tài chính tương đối đầy đủ cộng với các biện pháp kiểm soát có thể đảm bảo đủ nguồn lực thanh toán cho các bệnh viện, nên tạm thời, phần kết dư quỹ BHYT vẫn đủ để đảm bảo cho việc tăng giá dịch vụ y tế. Người dân có thể yên tâm rằng, đến hết năm 2017, vẫn chưa phải điều chỉnh mức đóng BHYT”- ông Phạm Lương Sơn khẳng định./.
Vũ Luyện