Empire777

Bà con vùng lũ nhận gạo hỗ trợ của Chính phủ.Tuy nhiên, để rút gọn quy trình hỗ trợ khắc phục hậu qu bong dalu.vip

【bong dalu.vip】Khắc phục hậu quả thiên tai: Cần rút gọn quy trình hỗ trợ

ho tro

Bà con vùng lũ nhận gạo hỗ trợ của Chính phủ.

Tuy nhiên,ắcphụchậuquảthiêntaiCầnrútgọnquytrìnhhỗtrợbong dalu.vip để rút gọn quy trình hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo nhanh, kịp thời, các quy định về hỗ trợ phòng chống thiên tai, đặc biệt vấn đề về quỹ PCTT cần được sửa đổi.

Hỗ trợ khắc phục thiên tai hơn 7.700 tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, trong năm 2016, ngân sách trung ương (NSTW) đã hỗ trợ để khắc phục hậu quả thiên tai bằng tiền là 5.608,9 tỷ đồng. Ngoài ra, Bộ Tài chính đã có công văn vào ngày 16/1/2017 trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ 9 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ cuối tháng 10/2016 là 345 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay Thủ tướng chính phủ chưa có quyết định hỗ trợ. Cùng với sự hỗ trợ bằng tiền còn có sự hỗ trợ bằng hiện vật với tổng giá trị khoảng 2.119,6 tỷ đồng.

Bộ Tài chính cũng đánh giá, trên cơ sở rà soát quy trình hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai theo Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg về quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai là phù hợp. Tuy nhiên, từ 1/1/2017, thực hiện Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015; căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN, thì thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng NSTW như sau: “ Đối với các khoản chi trên 3 tỷ đồng đối với mỗi nhiệm vụ phát sinh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH& ĐT) chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các khoản chi đầu tư phát triển và các khoản chi thuộc chức năng quản lý của Bộ KH& ĐT. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các khoản chi còn lại”.

Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và Ủy ban tìm kiếm cứu nạn, đến nay đã có 39/63 tỉnh, thành phố hoàn thành xây dựng kế hoạch PCTT cấp tỉnh; 26/36 tỉnh, thành phê duyệt phương án ứng phó với thiên tai; 48 tỉnh, thành phố thành lập quỹ PCTT, trong đó 32 tỉnh đã tiến hành thu quỹ với tổng số tiền 48 tỷ đồng.

Như vậy, để rút gọn quy trình hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo nhanh kịp thời theo kiến nghị của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai (PCTT), Bộ Tài chính đề nghị đối với các khoản hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, mưa lũ (không phải khoản chi đầu tư, phát triển), nhằm phù hợp với thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng NSTW theo Luật NSNN năm 2015 thì không cần thiết phải lấy thêm ý kiến của Bộ KH&ĐT.

Đồng thời, theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp đối với đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó về hỗ trợ lương thực, cũng trên cơ sở đề nghị của địa phương, Bộ Tài chính, Bộ LĐTB&XH tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xuất cấp gạo không thu tiền đối với địa phương chịu hậu quả thiên tai.

Cần thành lập quỹ PCTT ở các cấp

Cũng theo Bộ Tài chính, Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2014/NĐ-CP về thành lập và quản lý quỹ phòng, chống thiên tai (NĐ 94). Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện nghị định còn có một số khó khăn, vướng mắc cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.

Trước tiên, quỹ PCTT chỉ được thành lập ở cấp tỉnh, trong khi nhiệm vụ khắc phục, cứu trợ cần huy động vốn tại chỗ, ở cấp cơ sở phù hợp phân cấp quản lý kinh tế địa phương (sửa chữa các công trình hạ tầng trên địa bàn huyện quản lý). Vì vậy, để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai, cần nghiên cứu thành lập quỹ ở các cấp (tỉnh, huyện, xã). Đối với việc sử dụng quỹ PCTT (theo khoản 3 điều 10 NĐ 94) có quy định nội dung ưu tiên sử dụng quỹ PCTT là cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh. Hỗ trợ tu sửa nhà ở, cơ sở y tế, trường học. Xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai. Như vậy, nội dung ưu tiên còn thiếu các nhiệm vụ quan trọng như sửa chữa đê điều, công trình thủy lợi…

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề nghị bổ sung quy định cụ thể hơn để phù hợp với thực tế về chi thù lao cho đối tượng trực tiếp đi thu. Theo quy định, chỉ có cấp xã được trích tỷ lệ phần trăm cho công tác thu, còn cấp tỉnh và cấp huyện có nhiệm vụ thu, có phát sinh chi phí cho công tác thu nhưng không có nội dung chi cho công tác thu.

Cùng với đó, Bộ Tài chính cũng cho rằng, quy định điều chuyển nguồn dư của quỹ để hỗ trợ các địa phương khác bị thiệt hại còn chưa phù hợp. Ví dụ, theo khoản 4 điều 10 Nghị định 94 quyết định điều chuyển quỹ cho địa phương này để hỗ trợ địa phương khác. Đây là khoản thu đóng góp của nhân dân do HĐND cấp tỉnh quyết định để phục vụ cho công tác phòng, chống, khắc phục thiên tai ở địa phương. Do đó, việc quy định Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT chủ trì phối hợp Bộ Tài chính xây dựng phương án xử lý số tồn dư quỹ của địa phương và điều chuyển hỗ trợ địa phương khác khó khăn do thiên tai nghiêm trọng là không phù hợp. Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị cần sửa nội dung này theo hướng việc sử dụng quỹ để hỗ trợ địa phương khác khó khăn thuộc thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo hướng tự nguyện.

Ngoài ra đối với cơ quan quản lý quỹ, Bộ Tài chính đề nghị quỹ cấp tỉnh do Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc ủy quyền cho giám đốc Sở Tài chính làm chủ tài khoản. Sở Tài chính tổng hợp quyết toán quỹ trình UBND cấp tỉnh để báo cáo HĐND cùng cấp theo quy định của Luật NSNN.

Nam Khánh

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap