【kết quả trận bochum】TP. Hồ Chí Minh: Duy trì sản xuất trên hết phải bảo vệ tính mạng, sức khỏe người lao động
Thay thế phương thức sản xuất an toàn
TP. Hồ Chí Minh hiện có 17 khu chế xuất,ồChíMinhDuytrìsảnxuấttrênhếtphảibảovệtínhmạngsứckhỏengườilaođộkết quả trận bochum khu công nghiệp đi vào hoạt động, trong đó có 3 khu chế xuất và 14 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 4.000 hecta/gần 6.000 hecta, chiếm gần 67% quy mô diện tích quy hoạch dự kiến dành cho các khu chế xuất, khu công nghiệp. Diện tích đất xây dựng xí nghiệp, công nghiệp đã cho thuê đạt hơn 1.800 hecta/ hơn 2.500 hecta đất xây dựng xí nghiệp, công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy đạt 72%.
Thời điểm thành phố thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và thành phố, trong 17 khu chế xuất, khu công nghiệp có gần 700 doanh nghiệp đủ điều kiện duy trì hoạt động theo phương án vừa cách ly, vừa sản xuất “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến” với gần 52.000/gần 300.000 người lao động, chiếm tỷ lệ gần 18% tổng số lao động trong điều kiện bình thường. Số doanh nghiệp còn lại là 760 doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch bùng phát. Đến thời điểm này, đã có gần 1.400 doanh nghiệp hoạt động, chiếm 96% so với số lượng 1.412 doanh nghiệp hoạt động khi chưa có dịch.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Ảnh: CTV |
Hầu hết các doanh nghiệp đã kết thúc thực hiện phương án “3 tại chỗ” mà thay thế phương thức sản xuất an toàn. Hiện nay các doanh nghiệp đang trên đà phục hồi với các tín hiệu tích cực. Các doanh nghiệp liên tục bổ sung lao động để đưa các dây chuyền sản xuất vào hoạt động với số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp là gần 231.000 người, đạt 80% tổng số lao động trong điều kiện bình thường.
Nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ lao động quay lại làm việc đạt gần 100%, nhiều nhà máy tăng tốc hoạt động hết công suất, đáp ứng nguồn cung ứng hàng hóa và giải quyết đơn hàng cho đối tác trong và ngoài nước… Tính đến nay, tỉ lệ công nhân, người lao động đã tiêm mũi 1 đạt 98%, mũi 2 và F0 đã khỏi bệnh đạt 94%. Tính từ đầu dịch đến ngày 9/11/2021 tại các khu chế xuất, khu công nghiệp phát sinh hơn 8.000 ca tại 431 doanh nghiệp, trung bình có 70 ca/ngày.
Cần có nhà lưu trú, khu cách ly cho công nhân
Theo ông Hứa Quốc Hưng - Trưởng ban Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, doanh nghiệp tại đây cũng đã xây dựng quy trình xử lý khi phát hiện trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với Sars-CoV-2, trong doanh nghiệp có khu vực cách ly tạm thời F0 trong trường hợp phát sinh ca nhiễm để có thể xử lý kịp thời và hạn chế lây lan trong quá trình sản xuất. Tại đây cũng bố trí trạm y tế lưu động trong khu chế xuất Tân Thuận. Tại Khu chế xuất Linh Trung 2 cũng đã hoàn thành việc cải tạo, sửa chữa, lắp đặt các trang thiết bị có quy mô 250 giường.
“Hiện Ban Quản lý cũng đã làm việc với chủ đầu tư thành lập Khu cách ly tập trung khu công nghiệp Đông Nam, xã Hòa Phú, huyện Củ Chi có quy mô dự kiến từ 250 giường đến 300 giường nhằm đảm bảo an toàn, kịp thời chủ động phòng chống dịch cho lực lượng lao động, giúp người lao động yên tâm sản xuất. Ban quản lý tính toán ở mỗi đầu cửa ngõ của thành phố là nơi có số lượng khu công nghiệp tập trung sẽ có một khu cách ly tập trung”- ông Hứa Quốc Hưng cho hay.
Tính đến thời điểm này, khu chế xuất và công nghiệp thành phố đã chăm lo cho gần 65.000 công nhân lao động bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid 19 với tổng số tiền chăm lo gần 54 tỷ đồng.
Về vấn đề hỗ trợ nhà lưu trú cho công nhân, ông Hoàng Tùng - Chủ tịch UBND Thành phố Thủ Đức cho biết thêm: Hiện nay, theo kiến nghị đề xuất của Hepza, cách đây khoảng 2 tuần, Thủ Đức đã khởi công xây dựng được nhà lưu trú công nhân tại khu công nghiệp Cát Lái. “Chúng tôi đã rà soát được quỹ đất gần với Khu chế xuất Linh Trung. Hiện Thành phố Thủ Đức phối hợp cùng với Hepza và Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh xây dựng nhà lưu trú phục vụ nhu cầu nhà ở cho công nhân trong thời gian tới”- ông Hoàng Tùng nói.
Tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biết, những đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp, lãnh đạo Thành phố sẽ sớm giải quyết. Bí thư cũng yêu cầu Hepza quản lý bằng công nghệ, chuẩn bị kịch bản ứng phó kịp thời các tình huống của dịch. Bí thư cũng chia sẻ đến các doanh nghiệp tại đây, trong giai đoạn ứng phó với dịch bệnh, các doanh nghiệp đã chịu nhiều thiệt thòi, đồng cam cộng khổ thực hiện các giải pháp ứng phó dịch bệnh, nhất là biện pháp giãn cách, chăm lo tốt cho công nhân, người lao động.
Đồng thời, yêu cầu Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp phối hợp với chính quyền địa phương, Thành phố Thủ Đức, các ngành lan tỏa, triển khai tinh thần này bằng hành động thiết thực, bằng lương tâm và trách nhiệm, thực hiện cho được mục tiêu đó là bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người./.
“Chỉ cần đối xử tốt với người lao động, đối xử tốt với những người đang sống với mình đây. Đặc biệt, lúc người ta khó khăn, anh đồng cam cộng khổ chia sẻ với họ bằng cả tấm lòng và trách nhiệm của mình, thì điều đó còn hơn bao nhiêu cái xúc tiến” – Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên chia sẻ. |