Trong một cuộc họp báo chung tại thủ đô Berlin với Thủ tướng Macedonia Zoran Zaev ở thăm,àMerkelcảnhbáoTrungQuốckhônggắnđầutưvớiyêusáchchínhtrịtỉ số tran dau hom nay bà Merkel cho biết Đức không phản đối việc Trung Quốc thúc đẩy thương mại và đầu tư, song việc này phải diễn ra "trên cơ sở có đi có lại.”
Đối với Đức, thái độ cởi mở, thông thoáng về mặt thương mại không thể chỉ một chiều, mà phải đến từ mọi phía.
Nhà lãnh đạo nền kinh tế đầu tàu châu Âu lưu ý thêm rằng nếu các quan hệ kinh tế bị gắn với các vấn đề chính trị thì "điều đó không nằm trong tinh thần tự do thương mại.”
Nhận định của bà Merkel được đưa ra trong bối cảnh gần đây Trung Quốc tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược và cơ sở hạ tầng quan trọng tại châu Âu, ví dụ điển hình là việc mua cảng Piraeus ở Hy Lạp.
Hy Lạp là một trong nhiều nước Nam và Đông Âu sẵn sàng nhận tiền đầu tư của Trung Quốc, kể cả trong các lĩnh vực chiến lược.
Nhiều quốc gia châu Âu lo ngại các nước Balkan, vì được hưởng lợi từ đầu tư Trung Quốc, sẽ có xu hướng bảo vệ lợi ích của Trung Quốc trong nội bộ Liên minh châu Âu (EU).
Trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng cảnh báo việc một số nước châu Âu quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc, điều “đôi khi làm tổn hại đến quyền lợi của châu Âu.”
Ngày 22/2, ông Macron cam kết áp dụng các biện pháp nhằm ngăn cản các nhà đầu tư nước ngoài mua đất nông nghiệp ở Pháp sau một loạt thương vụ quốc tế gây tranh cãi do các công ty Trung Quốc thực hiện.
Ông khẳng định: "Đất nông nghiệp của Pháp là đầu tư chiến lược, quyết định chủ quyền của đất nước, vì vậy không thể để cho hàng trăm hécta đất rơi vào tay các cường quốc bên ngoài mà không biết rõ mục đích của các thương vụ này."
Trước đó, vào tháng 8/2017, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cũng cảnh báo: “Nếu chúng ta không xây dựng một chiến lược châu Âu chung thì Trung Quốc sẽ thành công trong việc chia rẽ châu Âu.”
Hồi đầu tháng 2/2018, nhiều tờ báo của Đức như Die Welt (Thế giới) hay Welt am Sonntag (Thế giới Chủ Nhật) đã đăng các bài phân tích đánh giá về nguy cơ Trung Quốc mua lại các công ty trong các lĩnh vực nhạy cảm của Đức, trong đó Chính phủ Đức đánh giá đây là nguy cơ lớn không chỉ đối với Đức mà còn cả EU.
Theo đánh giá của Chính phủ Đức, ý đồ của Trung Quốc mua lại các công ty của Đức không chỉ đơn thuần là muốn mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác chiến lược hoặc đầu tư tiền bạc.
Trong một phát biểu với báo chí hồi cuối tháng 1/2018, Thứ trưởng Bộ Kinh tế Đức Matthias Machnig đã hối thúc EU ra dự luật nhằm kiểm soát các thương vụ từ Trung Quốc.
Ông Machnig cho rằng Đức và EU cần nhanh chóng xem xét kỹ lưỡng các cuộc tiếp quản của Trung Quốc đối với các doanh nghiệp chiến lược do nhà nước kiểm soát ở các bang để trong trường hợp cần thiết, có thể ra lệnh cấm đối với Trung Quốc.
Ông nhấn mạnh việc siết chặt quy định hơn ở EU là cần thiết nhằm ngăn chặn các kỳ vọng thâu tóm, sáp nhập và tình trạng “chảy máu” công nghệ.