Thể thao

【ty le bd anh】Nợ phải trả của các DN nhà nước lên đến hơn 1,5 triệu tỷ đồng

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Thể thao   来源:Thể thao  查看:  评论:0
内容摘要:Năm 2013, các TĐ,TCT có tổng số nợ phải trả là 1.514.915 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2012.Bộ trưởng ty le bd anh

doanh nghiệp nhà nước

Năm 2013,ợphảitrảcủacácDNnhànướclênđếnhơntriệutỷđồty le bd anh các TĐ,TCT có tổng số nợ phải trả là 1.514.915 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2012.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng vừa thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, gửi báo cáo đến các ĐB Quốc hội về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2013 của các DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và DN có cổ phần, vốn góp của Nhà nước.

Tài sản DNNN tăng 12%, lợi nhuận tăng 15%

Theo báo cáo này, tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2013, cả nước có 796 DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Trong đó, có 8 tập đoàn kinh tế, 100 TCT Nhà nước (không bao gồm Tổng công ty CN Tàu thủy Việt Nam), 25 công ty TNHH 1 TV mô hình mẹ - con, 309 công ty TNHH 1 thành viên độc lập công ích và 354 công ty TNHH 1 TV độc lập hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại.

Tổng tài sản của các DN theo báo cáo hợp nhất trong năm 2013 là 2.869.120 tỷ đồng, tăng 12% so với thực hiện năm 2012. Tỷ trọng tài sản cố định bình quân chiếm 44%. Trong đó, khối các TĐ, TCT, công ty mẹ - con có tổng tài sản là 2.639.916 tỷ đồng, chiếm 92%; các công ty TNHH 1TV độc lập còn lại chiếm 8%.

Vốn chủ sở hữu của các DN là 1.145.564 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2012. Trong đó, khối các TĐ, TCT, công ty mẹ - con là 1.042.365 tỷ đồng, tăng 14%.

Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp là 1.145.564 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2012. Trong đó, khối các TĐ,TCT, Công ty mẹ - con là 1.042.365 tỷ đồng, tăng 14%. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp đạt 1.709.134 tỷ đồng, tăng 1% so với thực hiện năm 2012.

Năm 2013, lợi nhuận trước thuế của các DNNN đạt 181.530 tỷ đồng, tăng 15% so với thực hiện 2012. Trong đó, khối các TĐ đạt 137.648 tỷ đồng, tăng 14% so với thực hiện năm 2012 và chiếm 76% tổng lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp toàn quốc. Riêng khối các TCT đạt 30.669 tỷ đồng, tăng 35%.

Ngược lại, lợi nhuận của khối các công ty mẹ - con chỉ đạt 3.352 tỷ đồng, giảm 2%; Khối Công ty TNHH 1TV độc lập còn lại đạt 9.860 tỷ đồng, giảm 5%.

Cũng trong năm, DNNN nộp ngân sách 276.063 tỷ đồng, tăng 23% so với thực hiện 2012.

Chính phủ đánh giá, năm 2012 và năm 2013, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, nhưng các DNNN vẫn đạt tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu đạt ở mức khá, đóng góp thu nộp cho ngân sách nhà nước.

Tài sản của tập đoàn, tổng công ty tăng 10,8%

Dành phần riêng để báo cáo về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con, Chính phủ cho biết, năm 2013, tổng tài sản của khối này theo số liệu báo cáo hợp nhất là 2.639.916 tỷ đồng, tăng 10,8% so với thực hiện năm 2012. Trong cơ cấu về tài sản, tỷ trọng tài sản cố định chiếm bình quân là 45,1%.

Các con số về đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn lần lượt là 236.091 tỷ đồng, tăng 43,3% và 186.412 tỷ đồng, tăng 22,4%. Tuy nhiên, tỷ trọng đầu tư tài chính dài hạn/tổng tài sản chỉ ở mức 7,1%. Công ty mẹ là 661,835 tỷ đồng, tăng 23,3% so với thực hiện năm 2012, bằng 38,4%/tổng tài sản.

Các TĐ,TCT có tổng nợ phải thu là 298.645 tỷ đồng (bằng 11,3% tổng tài sản), tăng 1,6% so với năm 2012. Trong đó, nợ phải thu khó đòi là 10.329 tỷ đồng, tăng 15,8% so với năm 2012, chiếm 3,46% tổng số nợ phải thu. Tỷ lệ nợ phải thu/Tổng tài sản năm 2013 là 11,3% (năm 2012 là 11,5%).

Chính phủ cũng điểm danh một số công ty mẹ có tỷ lệ nợ phải thu/tổng tài sản ở mức cao (trên 50%) như: Công ty mẹ - TCT XD CTGT8 (nợ phải thu 1.054,489 tỷ đồng, bằng 73%); Công ty mẹ - TCT XD Trường Sơn (nợ phải thu 1.123,542 tỷ đồng, bằng 64,7%);Công ty mẹ - TCT XD Thăng Long (nợ phải thu 1.037,583 tỷ đồng, bằng 58,4%)…

Nợ phải thu khó đòi và tỷ lệ nợ phải thu khó đòi/tổng tài sản ở mức cao tập trung chủ yếu ở ngành xây dựng, nông nghiệp. Các TĐ,TCT đã trích lập 12.494 tỷ đồng dự phòng nợ phải thu khó đòi để xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định.

Tổng số hàng tồn kho của các DN là 235.682 tỷ đồng, chiếm 8,93%/tổng tài sản. Cũng trong năm 2013, các TĐ,TCT đã trích lập được 4.627 tỷ đồng dự phòng giảm giá hàng tồn kho đế bù đắp tổn thất trong trường hợp giá hàng hóa giảm đế bảo toàn vốn.

Vẫn chủ yếu hoạt động bằng vốn vay

Về nợ phải trả, báo cáo cho hay, các TĐ,TCT có tổng số nợ phải trả năm 2013 là 1.514.915 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2012. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2013 là 1,45 lần. Trong đó, có 41 TĐ,TCT có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần.

Tăng nhiều nhất trong số nợ phải trả của các DN là nợ vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng với 489.260 tỷ đồng, tăng 12,3% so với thực hiện năm 2012. Con số nợ tương đối lớn là từ PVN với 163.063 tỷ đồng; EVN 78.583 tỷ đồng; Vinacomin 49.566 tỷ đồng…

Các TĐ, TCT cũng đang nợ nước ngoài 325.936 tỷ đồng, gồm vay ngắn hạn 36.150 tỷ đồng; vay dài hạn 289.785 tỷ đồng. Trong đó, vay lại vốn ODA của Chính phủ là 125.061 tỷ đồng; vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 122.543 tỷ đồng, còn lại các TĐ,TCT tự vay, tự trả.

Báo cáo hợp nhất, hệ số nợ tổng quát (tổng nợ phải trả/tổng nguồn vốn) bình quân là 0,57 lần; hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Tồng tài sản/tổng nợ phải trả) bình quân năm 2013 là 1,74 lần. Chính phủ kết luận, các chỉ số trên cho thấy các TĐ,TCT đang hoạt động phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn vay (tổng số vay nợ trong nước chiếm 43,23% tổng nợ phải trả).

Về tình hình sản xuất kinh doanh, TĐ, TCT đạt doanh thu 1.574.672 tỷ đồng, tăng 1% so năm 2012. Lợi nhuận trước thuế của các TĐ, TCT đạt 171.670 tỷ đồng, bằng 130,8% so với kế hoạch năm 2013, tăng 17% so với thực hiện năm 2012. Các TĐ,TCT có lợi nhuận đạt cao trên 1.000 tỷ đồng chủ yếu ở những TĐ,TCT có quy mô lớn.

Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2013 là 16,47%, tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản năm 2013 là 6,5%. Nộp ngân sách nhà nước đạt 253.098 tỷ đồng, tăng 25% so với thực hiện năm 2012.

Chính phủ cho rằng, xét tổng thể, các TĐ,TCT vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, do khả năng hấp thụ vốn của DN thấp nên phải đối mặt với nhiều rủi ro về tài chính như chi phí tài chính và chi phí lãi vay tăng cao (hầu hết hoạt động đầu tư các TĐ,TCT dựa trên vốn vay).

Trong khi đó, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước tiếp tục giảm (xuất khẩu nông thủy sản gặp khó khăn), thị trường bất động sản vẫn chưa thực sự khởi sắc, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các DN trong và ngoài nước do các chính sách hội nhập kinh tế quốc tế theo cam kết của Việt Nam.

Nguyễn Phượng

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap