Chỉ số VN-Index giảm điểm trong khoảng thời gian đầu phiên,áisinhKhảnăngáplựcbánsẽtănglêgiải cúp liên đoàn anh trước khi lực cầu tập trung vào nhóm cổ phiếu trụ cột như VNM, VIC, TCB, BID,... giúp chỉ số tăng điểm trở lại. Tuy nhiên, áp lực bán gia tăng trở lại tại vùng giá cao khiến VN-Index chỉ đóng cửa tăng nhẹ 0,6% đạt 980 điểm và VN30 Index tăng 0,19% lên mức 892,44 điểm.
Sàn HNX có diễn biến tích cực hơn khi các chỉ số duy trì sắc xanh trong phần lớn thời gian giao dịch, HNX-Index và HNX30-Index đóng cửa tăng thêm 0,67% và 0,72%, lên 102,35 điểm và 190,27 điểm.
Thanh khoản trên sàn HOSE tăng tốt 14% đạt mức 4,89 nghìn tỷ đồng, trong đó tăng chủ yếu ở nhóm vốn hóa lớn VN30 và nhờ sự cải thiện của kênh giao dịch thỏa thuận, trong khi giảm thanh khoản ở phần còn lại. Khối ngoại bán ròng 228 tỷ đồng trên sàn HOSE.
Trên thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai có diễn biến phân hóa khá mạnh. Trong khi F1909 và F2003 tăng điểm theo xu hướng của chỉ số cơ sở (tăng 2,1 điểm và 4,3 điểm), thì F1910 và F1912 giảm lần lượt 15,2 điểm (do giá tham chiếu phiên giao dịch đầu tiên ở mức cao) và 2,0 điểm. Đáng chú ý, tất cả các hợp đồng đều đang giao dịch ở mức khá thấp so với VN30 hơn 13 điểm. Có thể thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư khi việc tăng điểm của chỉ số cơ sở thiếu sự đồng thuận của thị trường chung mà chỉ ở một số cổ phiếu trụ cột chính.
Thanh khoản thị trường phái sinh tăng trở lại, đạt trên 101.036 hợp đồng (HĐ), tăng thêm 21,1% so với phiên kế trước. Tổng giá trị giao dịch cũng tăng lên mức 8.957 tỷ đồng. Khối lượng mở (OI) giảm về mức 12.770 HĐ.
Chỉ số VN30 tăng mạnh trong phiên vượt mốc 900 điểm, tuy vậy áp lực bán tăng mạnh dần vào cuối phiên khiến chỉ số lùi dần về 892,44 điểm (+1,66 điểm). Khối lượng giao dịch tăng đột biến lên mức hơn 70 triệu đơn vị, tăng so với phiên trước đó gần 20 triệu đơn vị, đồng thời tăng so với khối lượng giao dịch bình quân 20 phiên gần 19 triệu đơn vị.
Báo cáo phái sinh của SSI Retail Research cho biết, trong biểu đồ kỹ thuật, nến ngày là một nến lưỡng lự về xu hướng với áp lực bán tăng mạnh tạo ra bóng nến trên khá dài. Chỉ báo sức mạnh (RSI) chỉ tăng rất nhẹ, bên canh đó chỉ báo dòng tiền (MFI) tăng trở lại nhưng vẫn duy trì phân kỳ âm không mấy tích cực với chỉ số VN30.
SSI Retail Research cho rằng, khối lượng giao dịch tăng mạnh đột biến nhưng chỉ số VN30 không tăng được nhiều mà ngược lại bị bán khá mạnh vào cuối phiên; do vậy khả năng áp lực bán vẫn sẽ tăng lên đáng kể vào phiên giao dịch đầu tuần. Mức đảo chiều phiên ngắn hạn cho chỉ số VN30 tăng lên mức 891 điểm cho phiên giao dịch tiếp theo./.
D.T