Ngày 28-4,Đăngtổchứclễhộiđacircmtracirculầnthứnhấkq red bull salzburg UBND huyện Bù Đăng đã tổ chức lễ hội đâm trâu lần thứ nhất năm 2011 tại trảng cỏ Bù Lạch, xã Đồng Nai.
|
Một hoạt động trong nghi lễ mời khách vào dự lễ hội của đồng bào |
Lễ hội đâm trâu của đồng bào các dân tộc Mơnông, Xêtiêng và các dân tộc thiểu số khác là sự tổng hợp bởi nhiều yếu tố, gắn liền với những hoạt động văn hóa truyền thống, mang ý nghĩa tâm linh và nhân sinh sâu sắc. Đây được xem là một lễ hội lớn, chứa đựng nhiều nét văn hóa truyền thống, phản ánh mối quan hệ giữa con trâu - cây lúa - sự no đủ - sự bình an. Từ ý nghĩa cầu cho mùa màng bội thu, gắn liền với sự no ấm, lễ hội là nghi lễ cầu an, một yếu tố góp nên sự yên vui, cũng như làm tan đi sự nguy biến trong cuộc sống của bản làng. Cứ sau mỗi mùa rẫy, bà con ở các buôn làng của huyện Bù Đăng lại tổ chức lễ hội đâm trâu nhằm tạ ơn các vị thần linh đã phù hộ, độ trì cho bà con dân làng. Lễ hội được tổ chức vào khoảng tháng 12 cho đến tháng 3 âm lịch hằng năm.
|
Người có vị trí cao nhất trong cộng đồng đọc bài cúng trước khi đâm trâu |
|
Với động tác mau lẹ và chính xác, chỉ sau một lần đâm con trâu đã chết |
Ông Điểu Giá, Phó chủ tịch UBND huyện Bù Đăng, Trưởng ban tổ chức lễ hội, cho biết: Là một huyện miền núi tiếp giáp với các tỉnh Tây nguyên nên các hình thức và lễ hội sinh hoạt văn hóa của huyện có nhiều điểm tương đồng với các dân tộc khác ở Tây nguyên. Lễ hội đâm trâu còn thể hiện sức mạnh, tinh thần thượng võ của cộng đồng, đồng thời cũng là lễ hiến sinh, là sự giao hòa giữa con người với Brah-yang (trời) và thần linh. Đồng thời, lễ hội là lời cảm ơn Brah-yang và thần linh đã cho mưa thuận gió hòa, giúp dân làng ngăn cản muông thú, chim chóc không phá hoại nương rẫy, cho mùa màng tươi tốt, dân làng sống hòa thuận, vui vẻ, không xảy ra dịch bệnh… Nhưng trên hết, việc tổ chức lễ hội là nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của người dân tộc thiểu số của địa phương.
L.P