【soi kèo gangwon】Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số đối mặt nhiều thách thức

 Công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa DTTS vẫn đối mặt rất nhiều thách thức

DTTS trên địa bàn tỉnh sống chủ yếu tại hai huyện Nam Đông và A Lưới, một số ít sống tại huyện Phú Lộc, Phong Điền và thị xã Hương Trà.

A Lưới được xem là địa phương chú trọng công tác bảo tồn, gìn giữ, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống DTTS gắn liền với phát triển du lịch bền vững cũng như quảng bá hình ảnh đến với bạn bè trong, ngoài nước. Theo UBND huyện A Lưới, ngoài xây dựng làng văn hóa truyền thống các DTTS, huyện cũng hình thành 3 làng văn hóa du lịch.

Ngoài ra chú trọng khôi phục, bảo tồn kiến trúc, hoa văn, họa tiết trang trí khu nhà Piing truyền thống của 29 dòng họ, dạy chế tác cây nêu, gốm cổ… Đáng chú ý là khi lễ hội A Da Koonh được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, nhiều nghi lễ truyền thống được phục dựng, tái hiện. Văn hóa ẩm thực cũng được lưu giữ, bảo tồn và quảng bá rộng rãi từ trong và ngoài tỉnh.

Dù vậy, bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin A Lưới cho biết, vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục. Theo bà Thêm, hiện nay vẫn còn vài địa phương trên địa bàn huyện chưa huy động được nguồn lực từ xã hội hóa trong việc xây dựng nhà Moong, Roong, Gươl truyền thống, một số lễ hội truyền thống vẫn chưa được phục dựng, tình trạng xâm hại di tích vẫn còn diễn ra… “Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận người dân, đặc biệt là lớp trẻ trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc vẫn còn chưa sâu sắc”, bà Thêm chia sẻ.

Cần có chính sách đủ mạnh để bảo tồn sự đa dạng và bản sắc văn hóa đặc sắc của cộng đồng các DTTS 

Trong khi đó, huyện Nam Đông thời gian qua đã phục dựng 2 nhà Gươl truyền thống trong chương trình bảo tồn làng truyền thống dân tộc Cơ Tu, các làng nghề truyền thống cũng được khôi phục. Ngoài ra, mở dạy nhiều lớp về văn hóa truyền thống như đánh cồng chiêng, nói hát lý, múa, đan lát. Hầu hết những việc truyền dạy này tập trung vào lứa trẻ, với hy vọng sẽ có thế hệ tiếp nối trong việc bảo tồn.

Theo đánh giá của Ban Dân tộc tỉnh, một số địa bàn vùng đồng bào DTTS có bảo tồn nhà ở truyền thống và nhà sinh hoạt cộng đồng tuy nhiên số lượng công trình không nhiều, các công trình được làm vật liệu nguyên bản còn hạn chế. Số gia đình còn lưu giữ công cụ lao động, sinh hoạt hàng ngày giảm đi, nhiều công cụ sử dụng trong lao động như săn bắt, hái lượm cũng có nguy cơ bị mai một. Các loại công cụ trong sinh hoạt văn hóa thể thao cũng còn không nhiều, được lưu giữ tại một số hộ gia đình và các trung tâm văn hóa nhưng phần nhiều không được sử dụng.

Các dân tộc thiểu số trên địa bàn có làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc… không còn được biểu diễn thường xuyên, chủ yếu được biểu diễn khi diễn ra lễ hội hay các sự kiện trọng đại, dẫn đến thế hệ trẻ biết sử dụng dân nhạc và biểu diễn dân ca của dân tộc mình còn hạn chế.

Các loại ngữ văn dân gian như truyện cổ, sử thi, truyện cười, câu đố… còn nhiều, nhưng nguy cơ mai một nếu không được ghi chép, xuất bản. Tương tự nghề thủ công (trừ dệt Dèng) cũng rơi vào tình cảnh lụi tàn bởi thu nhập đem lại không cao.

Đại diện Ban Dân tộc tỉnh cũng khẳng định, nếu không có chính sách đủ mạnh để đổi mới thì sẽ khó bảo tồn sự đa dạng và những bản sắc văn hóa đặc sắc của cộng đồng các DTTS. Vì thế, cần có những giải pháp mạnh mẽ để bảo tồn các giá trị bản sắc DTTS. Đặc biệt, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phải gắn liền với giải quyết việc làm, từ đó khơi dậy niềm tin, khát vọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cho cán bộ và người dân vùng dân tộc thiểu số.

Công tác kiểm kê, sưu tầm những nét đẹp văn hóa, cần được tiến hành thường xuyên, liên tục và kịp thời đánh giá, loại bỏ những phong tục, tập quán không còn phù hợp với sự phát triển thời đại. Cùng với đó, hỗ trợ chính sách và vận động nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân dân gian người dân tộc thiểu số cung cấp thông tin, truyền dạy quy trình, cách làm, phục dựng sinh hoạt các loại hình văn hóa phi vật thể cho thế hệ kế cận.