【soi kèo chelsea vs fulham】Cuộc đua giành quyền chi phối thị trường dầu mỏ
Thị trường dầu mỏ "điêu đứng" vì quyết định của OPEC | |
Nhân tố Trung Quốc "dìm" thị trường dầu mỏ đi xuống | |
Thị trường dầu mỏ trên thế giới lại tiếp tục đổ dốc | |
Thị trường dầu mỏ thế giới: Đi về đâu?ộcđuagiànhquyềnchiphốithịtrườngdầumỏsoi kèo chelsea vs fulham |
OPEC+ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác dầu nhằm giảm thiểu sự biến động của thị trường . |
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có dấu hiệu yếu đi kéo theo nhu cầu năng lượng có xu hướng giảm và sản lượng khai thác dầu đá phiến của Mỹ tăng vọt, có thể thấy động thái của OPEC trước tiên hướng tới giữ giá dầu ổn định, giảm sự biến động của giá dầu và thị trường dầu mỏ. Ngoài ra, OPEC cũng muốn kiểm soát nguồn cung dầu của thế giới để đối phó với tình trạng dư cung trên thị trường. Với quyết định trên, OPEC muốn đảm bảo rằng các nước thành viên có được một mức giá bán dầu hợp lý và việc hợp tác với các đối tác ngoài tổ chức là điều cần thiết và “thức thời”.
Một điều đáng ghi nhận tại hội nghị của OPEC và các đối tác vừa diễn ra ở Vienna (Áo) là ngoài việc thống nhất gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng nhằm “giữ” giá dầu, các bên đã nhất trí duy trì sự ổn định của thị trường dầu thế giới, đảm bảo lợi ích chung của các nước sản xuất dầu trong khi vẫn đảm bảo đủ nguồn cung cho các khách hàng toàn cầu. Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak khẳng định OPEC và các đối tác ngoài OPEC không loại trừ khả năng tăng sản lượng dầu trong trường hợp thiếu hụt nguồn cung trên thị trường quốc tế. Giải pháp này sẽ giúp OPEC tiếp tục duy trì tầm ảnh hưởng và củng cố vai trò chi phối trên thị trường năng lượng toàn cầu trong bối cảnh Mỹ đã vượt Nga và Saudi Arabia để trở thành nước sản xuất dầu số một thế giới hiện nay. Xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ của Mỹ đã đạt mức cao kỷ lục trong năm 2018 và là năm thứ 16 tăng liên tiếp, đạt mức trung bình là 5,6 triệu thùng/ngày, tăng 365.000 thùng/ngày so với năm trước đó. Sản lượng dầu của Mỹ đã tăng đáng kể trong 10 năm qua, chủ yếu nhờ hoạt động khai thác dầu đá phiến được đẩy mạnh.
OPEC và các đối tác, với Saudi Arabia và Nga đóng vai trò chủ chốt, tin rằng việc cắt giảm sản lượng dầu có thể giúp duy trì giá dầu ở mức 70 USD/thùng, một mức giá được cho là hợp lý đối với hầu hết các nhà xuất khẩu dầu và có thể giúp khôi phục trạng thái cân bằng của thị trường năng lượng, ngăn chặn nguy cơ tái diễn tình trạng mất cân đối trên thị trường. Trước đó, Saudi Arabia và một loạt cường quốc dầu mỏ trong OPEC được cho là phải chịu sức ép tăng sản lượng để bù đắp phần thiếu hụt dòng chảy dầu mỏ từ Iran, sau khi Mỹ chính thức chấm dứt việc miễn trừ trừng phạt đối với 8 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu dầu thô của Tehran từ ngày 2/5. Bên cạnh đó, giới phân tích cho rằng Saudi Arabia cũng chịu sức ép trực tiếp từ đồng minh Mỹ trong vấn đề giá dầu. Trên mạng xã hội Twitter và các cuộc phỏng vấn thời gian qua, ông Trump đã cho thấy sự ủng hộ của mình đối với giá dầu tiêu chuẩn ở mức dưới 70 USD/thùng.
Ngoài ra, mối lo ngại nhu cầu sử dụng năng lượng trên toàn cầu sẽ suy giảm do hậu quả từ cuộc tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như những nguy cơ xảy ra suy thoái kinh tế, cũng đã phần nào tác động tới các quyết sách của OPEC và các đối tác. Trong khi đó, Moscow đang nổi lên trở thành đối tác tin cậy đối với các thành viên của OPEC, trong đó có cả các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông. Chính Nga cùng với Saudi Arabia đã đóng vai trò quyết định trong những bước đi của OPEC+, góp phần xây dựng cơ chế hợp tác theo hướng các bên cùng có lợi, xét về khía cạnh bình ổn giá dầu. Một thực tế không thể phủ nhận rằng thông qua việc hợp tác với Nga, OPEC có thể củng cố vị thế chi phối thị trường dầu mỏ thế giới và các quyết sách của OPEC và đối tác sẽ tiếp tục có tác động đáng kể đến giá dầu trong tương lai.
Quyết định của OPEC+ về mặt lý thuyết có thể đẩy giá dầu thô đi lên. Tuy nhiên, Mỹ nhiều khả năng sẽ có hành động nào đó để có thể “điều chỉnh” giá dầu xuống mức mà ông chủ Nhà Trắng mong muốn. Ngoài ra, những căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể tiếp tục tác động lớn đến giá dầu thế giới. Những diễn biến vừa qua cho thấy nguồn cung trên thị trường dầu mỏ vẫn đang và sẽ tiếp tục được thắt chặt với mục tiêu “bình ổn” giá, nhưng chỉ cần xảy ra một cú sốc nguồn cung nữa là giá dầu lại biến động khôn lường.