Empire777

Hải quan chuẩn bị công nghệ đáp ứng cải cách kiểm tra chuyên ngànhVai trò đầu mối của Hải quan trong giải hạng nhất a rập xê-út

【giải hạng nhất a rập xê-út】Tập trung nguồn nhân lực, thời gian hoàn thiện dự thảo Nghị định kiểm tra chuyên ngành

Hải quan chuẩn bị công nghệ đáp ứng cải cách kiểm tra chuyên ngành
Vai trò đầu mối của Hải quan trong kiểm tra chất lượng,ậptrungnguồnnhânlựcthờigianhoànthiệndựthảoNghịđịnhkiểmtrachuyênngàgiải hạng nhất a rập xê-út an toàn thực phẩm nhập khẩu
Doanh nghiệp kỳ vọng các mục tiêu cải cách tại nghị định về kiểm tra chuyên ngành
Tập trung nguồn nhân lực, thời gian hoàn thiện dự thảo Nghị định kiểm tra chuyên ngành
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái, Cục Hải quan Quảng Ninh. Ảnh: Quang Hùng

Theo Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu năm 2021, đơn vị đã tích cực chủ động, phối hợp với các bộ, ngành và các đơn vị có liên quan để thực hiện các chỉ đạo liên quan đến cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành, xử lý các vướng mắc, bất cập trong quy định về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Tính đến 15/6/2021, các bộ, ngành đã sửa đổi, bổ sung được 28/38 văn bản (chiếm 74%), ban hành 48/60 danh mục hàng hóa kèm mã số HS và ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn cho 22/22 nhóm hàng theo yêu cầu tại Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 và Quyết định số 1258/QĐ-TTg ngày 17/8/2020.

Đặc biệt, ngay khi Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu” được phê duyệt theo Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 12/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Hải quan đã tham mưu trình Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 38/QĐ-TTg.

Tiếp theo đó, ban hành các Quyết định thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập Nghị định; thành lập Tổ triển khai Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu; thành lập Nhóm xây dựng Hệ thống chia sẻ kết nối thông tin giữa các bộ quản lý ngành, lĩnh vực phục vụ quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu.

Thực hiện theo kế hoạch đã đề ra, trong 6 tháng đầu năm 2021, Tổng cục Hải quan đã tập trung nguồn nhân lực, thời gian hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Lãnh đạo Bộ Tài chính, Lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã chủ trì nhiều cuộc họp với các bộ, ngành, đơn vị liên quan rà soát chi tiết các nội dung dự thảo Nghị định.

Ngày 4/6/2021, Bộ Tài chính đã có Công văn số 5976/BTC-TCHQ gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Trong thời gian chờ ý kiến thẩm định, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, Tổng cục Hải quan đã tổ chức họp với một số Hiệp hội doanh nghiệp để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định vào ngày 11/6/2021.

Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang xây dựng bài toán nghiệp vụ và hoàn thiện Hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo triển khai các yêu cầu tại dự thảo Nghị định.

Cùng với nỗ lực của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, các bộ, ngành đã tích cực phối hợp với cơ quan Hải quan để rà soát, đánh giá quy trình, thủ tục kiểm tra hiện hành và xây dựng quy trình, thủ tục mới đưa vào dự thảo Nghị định trình Chính phủ nhằm giải quyết triệt để những tồn tại, hạn chế.

Chẳng hạn như hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm tra chuyên ngành chưa đồng bộ, thống nhất; hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chuyên ngành còn nhiều, chưa có đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để kiểm tra; thiếu quy trình, cơ quan kiểm tra; đã áp dụng quản lý rủi ro nhưng chưa hiệu quả; chưa áp dụng công nhận lẫn nhau, thừa nhận lẫn nhau; chưa áp dụng truy xuất nguồn gốc trong kiểm tra chuyên ngành; trình tự, thủ tục kiểm tra còn qua nhiều bước, không thống nhất, chưa hiệu quả, còn chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành.

Nguyên tắc xây dựng dự thảo Nghị định là cụ thể hóa 7 nội dung cải cách của Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 38/QĐ-TTg; đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của các Luật hiện hành.

Không làm thay đổi, thậm chí nâng cao vai trò, chức năng quản lý nhà nước của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực thông qua tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước, ứng dụng tối đa các hệ thống công nghệ thông tin.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap