【bảng xep hạng serie a】TPHCM: Các chợ bị tạm ngưng do dịch cần làm gì để được mở cửa trở lại?

TPHCM siết chặt phòng chống dịch Covid-19 tại chợ truyền thống
TPHCM: Siết vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống
TPHCM nỗ lực đưa các chợ truyền thống vào hoạt động trở lại để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân
TPHCM nỗ lực đưa các chợ truyền thống vào hoạt động trở lại để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân. Ảnh: ST

Ngày 1/7, Phó giám đốc Sở Công thương TPHCM Nguyễn Nguyên Phương vừa ký văn bản khẩn gửi đến UBND Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện; trong đó có các hướng dẫn nhằm nhanh chóng đưa các chợ truyền thống hoạt động trở lại.

Theo đó, do tình hình dịch bệnh tại TPHCM tiếp tục có xu hướng diễn biến phức tạp, để phục vụ công tác phòng, chống dịch, đến nay trên địa bàn TPHCM đã có 93/234 chợ truyền thống tạm ngưng hoạt động để kiểm tra, đánh giá lại điều kiện hoạt động trong tình hình vừa duy trì kinh doanh vừa đảm bảo phòng, chống dịch.

Nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho tiểu thương và duy trì việc cung ứng lương thực thực phẩm thiết yếu cho số đông người dân có thu nhập trung bình và thấp, không để xảy ra tình trạng lợi dụng số lượng điểm bán giảm để găm hàng, tăng giá bán hàng hóa gây ảnh hưởng đến đời sống người lao động và ảnh hưởng hiệu quả triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19, Sở Công Thương TPHCM đưa ra một loạt đề nghị với UBND Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện.

Cụ thể, nhanh chóng báo cáo tình hình hoạt động các chợ trên địa bàn. Đối với chợ tạm ngưng hoạt động, thống kê, nêu rõ tên chợ, địa chỉ, số lượng tiểu thương kinh doanh thực phẩm tươi sống, thời điểm ngưng hoạt động, lý do ngưng hoạt động (liên quan ca nhiễm Covid-19 là tiểu thương, người phụ việc, khách đi chợ; không đảm bảo các quy định, tiêu chí an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19…); dự kiến thời gian hoạt động trở lại.

Đối với các chợ tạm đóng cửa do có liên quan các ca lây nhiễm, cần chỉ đạo thực hiện ngay việc cách ly, khoanh vùng, khử khuẩn, xét nghiệm,… và các biện pháp khắc phục khác theo quy định của cơ quan y tế. Đồng thời, chủ động xem xét, đánh giá, nhanh chóng triển khai thực hiện các biện pháp cần thiết để đưa chợ hoạt động trở lại trong thời gian sớm nhất.

Đối với các chợ buộc phải đóng cửa do không đảm bảo quy định, tiêu chí an toàn phòng, chống dịch, cần nghiên cứu rà soát các tiêu chí chưa đạt, không đủ điều kiện để có biện pháp khắc phục, nhanh chóng khôi phục đưa vào hoạt động trở lại để phục vụ người dân trên địa bàn.

Trong trường hợp không thể lập tức khắc phục, báo cáo ngay Sở Công Thương lý do để cùng phối hợp giải quyết.

Riêng đối với các trường hợp chợ không thể khắc phục do điều kiện khách quan, để khôi phục hoạt động trở lại trong thời gian sớm nhất, UBND Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện chỉ đạo, giao trách nhiệm cụ thể cá nhân, cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm theo dõi tình hình cung ứng hàng hóa, giá cả thị trường trên địa bàn; liên hệ các đầu mối cung ứng hàng hóa, căn cứ tình hình thực tế, chủ động thảo luận cách thức tổ chức, phương thức bán hàng, chuẩn bị nhân lực (Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, tiểu thương tại chợ…), bố trí điểm bán hàng để triển khai thực hiện theo hướng bán hàng đồng giá hoặc bán hàng đăng ký trước,…

Tất cả các công việc đều phải đảm bảo hạn chế tối đa việc tiếp xúc, giao dịch để đảm bảo nguồn cung hàng hóa tại địa phương được thông suốt, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân, không được để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng, sốt giá trên địa bàn, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch.

Các đơn vị cần thực hiện báo cáo nhanh hàng ngày về Sở Công Thương kết quả kết nối bán hàng lưu động, bán hàng đăng ký trước và các khó khăn, vướng mắc phát sinh để kịp thời hỗ trợ, phối hợp giải quyết.

Đặc biệt, cần chú trọng việc tổ chức thông tin, tuyên truyền kịp thời cho người dân yên tâm, không hoang mang, lo lắng về công tác đảm bảo nguồn hàng, các địa điểm cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu, thời gian bán hàng, danh mục hàng hóa, quy cách đóng gói và giá cả cho người dân chủ động mua sắm hoặc đăng ký mua sắm; khuyến cáo người dân không tụ tập đông người mua sắm tích trữ hàng hóa, gây ra nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Cũng trong ngày 1/7, Trung tâm kiểm sóat bệnh tật TPHCM đã có công văn trả lời Sở Công Thương TPHCM về việc mở cửa trở lại các điểm bán bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan y tế. Cụ thể, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố đưa ra 3 ý kiến về việc xử lý các toà nhà văn phòng, cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại (gọi chung là địa điểm) liên quan ca Covid-19.

Thứ nhất, Ban quản lý địa điểm phối hợp cơ quan y tế xác định tất cả những trường hợp có tiếp xúc với bệnh nhân và thực hiện cách ly y tế theo quy định.

Thứ hai, ban quản lý thực hiện vệ sinh khử khuẩn toàn địa điểm theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương.

Thứ ba, địa điểm có thể trở lại hoạt động ngay sau khi đã hoàn thành công tác vệ sinh khử khuẩn và đảm bảo nhân viên làm việc tại địa điểm này không có người đang trong thời gian phải cách ly y tế theo quy định.