【bình định vs slna】Có hiến máu, nhớ nhắc mình với nhé...

Đó là một buổi sáng đầy sương năm 1993,óhiếnmáunhớnhắcmìnhvớinhébình định vs slna tại sân trước của tòa nhà nằm bên bờ nam sông Hương mà dân Huế vẫn quen gọi là “Sẹc” (nay là Trung tâm dịch vụ Festival), hàng trăm người với nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần, nhiều cơ quan đơn vị, trường học... đã cùng tập trung để làm lễ phát động phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN). Đây là lễ phát động đầu tiên không chỉ tại Huế mà là lần đầu tiên trong cả nước.

Tôi may mắn là phóng viên dự và đưa tin sự kiện có ý nghĩa nhân văn này. Tiếp xúc với những người có mặt tại buổi lễ, không ít người vẫn tỏ ra lo lắng. Thời điểm ấy, hiến máu vẫn là một khái niệm gì đó lạ lẫm và...ghê ghê. Sợ ảnh hưởng sức khỏe, sợ lây nhiễm, và cả sợ...đau nữa. Thế nên, không có gì khó hiểu khi nguồn máu dùng để cứu chữa người bệnh tại các cơ sở y tế đa phần đều dựa vào nguồn do người ta đến bán. Đó là nguồn máu không an toàn, không chất lượng và luôn thiếu hụt so với nhu cầu.

Tại lễ phát động hôm ấy, PGS-TS Nguyễn Ngọc Minh, một trong những chuyên gia hàng đầu của ngành huyết học đã giải thích về sự cần thiết, tính nhân văn, sự vô hại và những lợi ích của việc HMTN. Nét mặt của nhiều người như giãn ra. Những lo lắng, băn khoăn tan loãng đi, thay vào đó là những nụ cười sẻ chia, khích lệ lẫn nhau... Và rồi cũng từ đó, mỗi năm mấy đợt, các thầy thuốc của Khoa Huyết học truyền máu (nay là Trung tâm Huyết học Truyền máu khu vực miền Trung-Bệnh viện Trung ương Huế) đã cần mẫn có mặt khắp các điểm trong tỉnh để vừa phát động, vừa tuyên truyền giải thích, vừa thực hiện kỹ thuật lấy máu một cách nhanh chóng, an toàn nhất....

Như một đốm lửa được nhóm lên, rồi được nâng niu tiếp sức, đốm lửa HMTN ngày ấy bên dòng Hương bây giờ đã bừng sáng và lan tỏa. Cho đến bây giờ, HMTN đã trở thành một hoạt động bình thường trong xã hội. Không chỉ đợi có đợt, mà nhiều người còn tham gia ngân hàng máu sống, ngân hàng máu hiếm; nhiều gia đình cả nhà cùng hiến máu; người hiến máu cả chục, thậm chí vài chục lần trở lên không còn là cá biệt; nhiều câu lạc bộ HMTN như câu lạc bộ Sinh nhật hồng tuổi 18, CLB tuổi 25 ra đời; nhiều người không kể đêm hôm, mưa rét, nghe gọi có người cần máu cấp cứu là lập tức chạy đến bệnh viện để hiến máu.... Theo thống kê, lượng máu để phục vụ cấp cứu, điều trị người bệnh tại Trung tâm Huyết học Truyền máu thu từ nguồn HMTN đã đạt tỷ lệ 80%. Cũng từ Huế, HMTN cũng đã lan ra nhiều tỉnh thành khác trong nam, ngoài bắc. Đó không chỉ là thành quả, là sự kết tinh công sức của những người gầy dựng phong trào, của những thầy thuốc trong ngành huyết học... mà quan trọng hơn, nó còn cho thấy dù cuộc sống có tất bật, có xô bồ bao nhiều đi nữa, nhưng ngọn lửa nhân ái, ngọn lửa từ tâm vẫn không nguôi ấm nóng trong cộng đồng xã hội.

Cách đây chưa lâu, tôi ghé một pharmacie ở đường Ngô Quyền để mua mấy viên thuốc. Đối diện pharmacie là Trung tâm Huyết học Truyền máu. Hôm ấy, Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh đang có đợt HMTN thực hiện tại Trung tâm. Giọng Huế ngọt lịm, em gái phục vụ pharmacie vừa soạn thuốc cho tôi vừa trò chuyện với người bạn cùng làm: “Thấy họ hiến máu, răng em cũng ưa qua hiến ghê chị tề...”. Câu nói của em làm tôi nhớ đến một chị đồng nghiệp, không hiểu sao chị cũng...ghiền hiến máu. Có lần sợ quên, chị dặn tôi: “Lúc nào có hiến máu, nhớ nhắc mình với nhé.” Lại nghĩ về buổi sáng đầy sương năm 1993 trước sân “Sẹc” mà thấy lòng lâng lâng vui. Mới đó mà đã 23 năm...

Diên Thống