Tự chủ đại học vẫn còn gặp khó khăn. Ảnh internet. |
Tại Hội thảo "Tái cấu trúc hệ thống giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam cho các thập niên đầu của thế kỷ XXI" do Hiệp hội các trường Đại học,ữngnguyênnhânkhiếnchotrườngđạihọcchưathểtựchủlich bong da dem nay cao đẳng Việt Nam tổ chức, Thạc sĩ Nguyễn Thị Liên (trường Đại học Sư phạm Hà Nội) phân tích 5 nguyên nhân xuất phát từ phía các trường khiến trường đại học chưa thể tự chủ được.
Thứ nhất, quyền tự chủ về tổ chức, quản lý, nhân sự vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần phải được hoàn thiện tiếp. Đơn cử, việc chi trả lương cho cán bộ, giáo viên của các trường vẫn phải tính theo hệ số lương cơ bản do Nhà nước quy định, trừ Đại học Quốc gia là tự quyết định, gây khó khăn cho các trường trong việc nâng cao thu nhập cho người lao động và thu hút giảng viên, nhà khoa học giỏi về làm việc cho trường.
Thứ hai, chưa thống nhất trong quan niệm khi tự chủ đại học được tiếp cận từ góc độ tài chính đối với cơ quan nhà nước. Trong khi các trường cho rằng, tự chủ là bản chất, thuộc tính và là quyền tất yếu được hưởng. Thứ ba, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên của trường nào cũng thiếu và yếu.
Thứ tư, sự thiếu sẵn sàng của các trường thể hiện rõ ở kỳ thi tuyển sinh đại học hai năm gần đây, chỉ 62 trường trong số gần 500 trường đại học, cao đẳng hưởng ứng đề nghị tổ chức tuyển sinh riêng và chủ yếu là tuyển sinh riêng cho một số ngành đặc thù, còn vẫn dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Thứ năm, quyền tự chủ một mặt đảm bảo cho trường đại học được tự quyết định các vấn đề của mình nhưng cũng đề cao trách nhiệm giải trình đối với xã hội.
Tự chủ đại học: Những rào cản cần tháo gỡ (HQ Online)- Xây dựng cơ chế cho phép cơ sở đào tạo được tự chủ quyết định mức thu học phí tương xứng với chất lượng ... |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tự chủ đại học là bước chuyển biến có tính lịch sử (HQ Online)- Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đến năm 2014 nước ta có 23 trường đại học tự chủ theo Nghị định 77/NQ-CP về ... |
Tự chủ đại học: Quá nhiều luật tác động nhưng thiếu quy định rõ ràng (HQ Online)- Đánh giá kết quả thực hiện thí điểm tự chủ đại học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ ... |
Phân tích nguyên nhân khiến cho các trường đại học chậm trễ tự chủ, ông Dương Trường Phúc (Đại học Quốc gia TP HCM) cho rằng, ngoại trừ một số trường thuộc Đại học Quốc gia, tất cả các trường đại học công lập vẫn được quản lý theo cơ chế quản lý của thời kỳ bao cấp. Các trường đại học công lập chịu sự xét duyệt từ số lượng tuyển sinh, chương trình đào tạo (chương trình khung), ngân sách tài chính cho đến thù lao cho giảng viên, bổ nhiệm chức danh.
Theo ông Phúc, cơ chế quản lý của nhà nước hiện nay đối với các trường đại học công lập làm cho các trường có nguy cơ mất vị thế. Vì nguồn lực hạn chế nên các trường không đảm bảo được chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, thiếu sự hấp dẫn thu hút nhân tài, nhà khoa học có trình độ, kinh nghiệm “chảy máu chất xám” và các nguồn đầu tư từ xã hội, hệ lụy là thiếu sự cạnh tranh mất khả năng phát triển bền vững.
Đối với các trường đại học tư thục,dân lập và các trường đại học quốc tế hay liên kết quốc tế, việc kiểm soát của nhà nước là khá thông thoáng. Các trường đại học không phải công lập được hưởng một số cơ chế riêng và tuân theo quy chế thị trừng mặc dù hiện nay chúng ta vẫn chưa công nhận một thị trường “đào tạo”.
Với những sự khác biệt trong cách quản lý này (quản lý bao cấp, định hướng giám sát, khống chế đối với các trường công lập trong khi các trường ngoài công lập có cơ chế quản lý riêng) tạo ra sự thiếu nhất quán trong toàn hệ thống, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh thiếu bình đẳng giữa các trường đại học, làm cho cả các trường công lập và ngoài công lập đều không hài lòng. Nhìn dưới góc độ toàn hệ thống, có thể nhận thấy cơ chế quản lý hiện thời đã không còn phù hợp với một hệ thống giáo dục ĐH phát triển nhanh, đa dạng và phức tạp như lúc này.