【soi keo hy lap】Gương người Hoa làm giàu
Nhờ cần cù lao động mà ông Chiêm Út,ươngngườsoi keo hy lap một người Hoa ở ấp 1, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, có được cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc.
Ông Chiêm Út miệt mài bên rẫy khóm.
Căn nhà 1 trệt, 1 lầu của gia đình ông Chiêm Út nằm bên dòng sông Ba Voi êm đềm, cung cấp… sữa ngọt cho những thửa ruộng, vườn cây tươi tốt. Quanh nhà ông là màu xanh của rẫy khóm Cầu Đúc đang tràn đầy nhựa sống nhờ bàn tay chăm sóc cần mẫn của gia chủ. Nhìn về rẫy khóm, ông Chiêm Út nói chắc nịch: “Cũng nhờ cây khóm mà cuộc sống gia đình tôi mới khấm khá như ngày nay”.
Ở tuổi 66, sức khỏe không còn như trước, nhưng sự cần mẫn trong chuyện làm ăn của ông chưa vơi chút nào. Nhìn những rẫy khóm thẳng tắp, đâm lá mạnh mẽ đủ để thấy sự “mát tay” của lão nông này. Nhờ giá khóm vài năm trở lại đây ở mức cao nên 15 công đất trồng khóm đã mang lại cho gia đình ông không dưới 120 triệu đồng mỗi năm.
Nghe ông Chiêm Út kể chuyện làm ăn mới thấy hết được bản lĩnh, sự can trường của lão nông này. Ông từng đối mặt với thất bại, nhưng đó lại là động lực để ông đứng dậy mạnh mẽ hơn. Cưới nhau vào năm 1975, rồi vợ chồng ông bắt đầu khởi nghiệp từ cây khóm Cầu Đúc. Nhưng thời đó giá khóm còn thấp, năng suất không cao, nên cuộc sống gia đình chỉ đắp đổi qua ngày. Biết không thể khá giả nhờ cây khóm nên ông chuyển sang trồng mía. Trong mấy năm đầu, gia đình ông thắng lớn về năng suất lẫn giá cả, cuộc sống bắt đầu có của ăn của để. Căn nhà khang trang 1 trệt, 1 lầu cũng được xây dựng nhờ những vụ “mía ngọt”.
Tưởng vậy ngon rồi, nhưng mấy năm sau, giá mía lại lao dốc khiến gia đình ông điêu đứng, có những vụ lỗ nặng, bao nhiêu vốn liếng dành dụm được lần lượt… ra đi. Thấy mía quá bấp bênh, cách đây mấy năm, ông quyết định lên liếp trồng lại khóm. Nào ngờ, ngay lúc giá khóm Cầu Đúc lên cao nên cuộc sống gia đình mới khá giả như hiện nay.
Tuy ông không nói, nhưng ai cũng hiểu qua nhiều lần chuyển đổi cây trồng đã lấy đi của ông rất nhiều mồ hôi, công sức và sự hao tâm tổn trí. Nhưng với ông thì chưa bao giờ chùn bước, và trong suy nghĩ, ông luôn hướng về những điều lạc quan, tốt đẹp để có thêm động lực trong công việc. “Nông dân mà không chí thú làm ăn thì lấy gì mà sống. Nghèo hay giàu là do mình thôi chứ đừng tin đó là do số phận sắp đặt”, ông Chiêm Út bộc bạch.
Đời lão nông Chiêm Út có lẽ đã nếm trải đủ những buồn vui. Nhiều lúc ngẫm nghĩ lại, ông thấy mình thật may mắn khi có được người vợ hiền, chịu thương chịu khó. Bà Huỳnh Thị Bé Sáu (vợ ông Chiêm Út) cũng là người Hoa, dáng người nhỏ nhắn nhưng giỏi cả việc nhà lẫn việc đồng áng. Bà kể, có những hôm hai vợ chồng phải quần quật ngoài đồng cho tới tối, quên cả chuyện ăn uống. Làm được đồng nào là tiết kiệm đồng nấy để lo cho cuộc sống gia đình và con cái.
Bà Bé Sáu chia sẻ: “Tôi thấy tâm đắc nhất là câu nói “Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”. Điều đó rất đúng với gia đình tôi. Hai vợ chồng tôi giờ tuổi cũng già rồi nhưng vẫn tiếp tục bám trụ với rẫy khóm…”.
Hiện tại, cả 6 người con của ông bà đều yên bề gia thất và đang sinh sống, lập nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bà Bé Sáu tâm sự: “Cả tôi và chồng đều không muốn các con làm nông dân vì quá cực khổ, nên cố gắng dành dụm vốn để cho tụi nó lập nghiệp ở thành phố. Bây giờ tụi nó đều có sự nghiệp riêng nên vợ chồng già thấy vui trong bụng lắm”.
Có mặt trong buổi trò chuyện hôm đó, ông Trần Ngọc Linh, Trưởng ấp 1, xã Vị Tân, dành không ít lời khen ngợi gia đình ông Chiêm Út. “Nhờ cần cù làm ăn mà gia đình người Hoa này thuộc dạng khá giả ở xóm. Họ sống hòa đồng với mọi người và luôn tích cực tham gia các hoạt động ở ấp”, ông Linh nói.
Để chứng minh, ông Linh chỉ tay về phía đường đan cặp sông Ba Voi, kể: “Nó trước đây là đường đất, mưa là khỏi ai đi được. Khi ấp thành lập ban vận động để vận động người dân xây mới tuyến đường này, thì ông Chiêm Út liền đăng ký tham gia. Ông tích cực vận động bà con trong xóm bỏ tiền ra mua vật liệu, bỏ ngày công lao động để thi công tuyến đường. Chỉ trong thời gian ngắn, tuyến đường đan dài 800m, rộng 2m được hoàn thành. Gia đình ông Chiêm Út cũng ủng hộ không ít tiền mua cát đá để xây dựng mấy chục mét đường trước nhà, qua đó nêu gương để mọi người làm theo”.
Trò chuyện xong với chúng tôi, ông Út thay liền bộ đồ cũ để ra rẫy chăm sóc khóm. Ông còn dự đoán giá khóm những năm tới có thể cao như bây giờ, bởi thị trường hiện nay rất chuộng khóm Cầu Đúc. Nếu được như vậy thì cuộc sống của bà con ở vùng khóm này càng khỏe hơn nữa…
Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN