游客发表

【kq hang 2 phap】Cách làm ở xã nông thôn mới nâng cao

发帖时间:2025-01-10 08:07:12

Đời sống người dân ngày càng phát triển,ởxnngthnmớkq hang 2 phap cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư khang trang, cảnh quan môi trường sạch đẹp... là những cảm nhận chung của người dân xã nông thôn mới (NTM) nâng cao Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, khi nhận xét về quê hương mình trong lúc này.

Người dân xã Đại Thành đang ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật để cây cam sành cho hiệu quả kinh tế cao.

Người dân hài lòng

Những ngày đầu tháng 8 này, chúng tôi có dịp về xã NTM nâng cao đầu tiên của tỉnh và vùng ĐBSCL là Đại Thành, đi đến đâu và khi tiếp xúc với người dân nơi đây thì đều thấy trên gương mặt của họ rất rạng ngời nên niềm vui NTM dường như được lan tỏa khắp cả xóm với những kết quả của quá trình xây dựng NTM mà địa phương này mang lại. Đó là đường nông thôn khang trang song hành cùng điện đường, trường, trạm, cơ sở vật chất văn hóa sạch đẹp. Dọc bên những con đường nông thôn, nông dân cũng đang vào mùa thu hoạch nhiều loại trái cây đặc sản của địa phương như chôm chôm, cam sành, mãng cầu... Nhờ có hệ thống thủy lợi kiên cố đã giúp bà con sản xuất hiệu quả, thu hoạch trái cây trúng mùa.  

Chia sẻ về sự đổi thay của quê hương, ông Nguyễn Hoàng Ca, ở ấp Sơn Phú, xã Đại Thành, cho biết: “Tôi thấy, sau khi xã nhà được công nhận đạt chuẩn NTM đầu tiên của tỉnh vào cuối năm 2013 thì từ đó đến nay chính quyền địa phương không ngừng thực hiện thêm nhiều công việc để nâng chất các tiêu chí NTM theo hướng nâng cao. Chính vì vậy, mà giờ đây người dân xứ này hầu như nhà nào cũng có nước sạch sử dụng, con em được học trong ngôi trường đầy đủ tiện nghi, người dân bị bệnh được khám ở trạm y tế đạt chuẩn, đồng thời có nhiều cây xanh được trồng ven hai bên đường, nhất là cây hoàng yến nở hoa vàng rực quanh năm. Đặc biệt, nông dân còn được cán bộ nông nghiệp từ thị xã đến xã hướng dẫn sản xuất theo hướng nâng cao hiệu quả, nhất là việc xử lý cây cho trái rải vụ và cách phòng trừ hiệu quả nhiều loại dịch hại trên cây trồng, từ đó tạo nguồn thu nhập cao nên làm mát lòng bà con”.

Theo đó, thực hiện lồng ghép Chiến dịch giao thông - thủy lợi và trồng cây hàng năm, gần 6 năm qua (từ năm 2014-2019), xã Đại Thành đã phối hợp với các đơn vị liên quan của thị xã Ngã Bảy tiến hành nâng cấp, sửa chữa một tuyến đường trục liên xã với chiều dài 550m và 10 tuyến đường trục ấp, tuyến trục ngõ xóm. Đồng thời nâng cấp, sửa chữa 10 cây cầu với tổng chiều dài 266m; cũng như vận động hộ dân trên các tuyến lộ trồng hoa kiểng dọc hai bên lề lộ, kết hợp với gắn đèn chiếu sáng ngoài ngõ vào ban đêm, với tổng chiều dài 40,26km, qua đây góp phần đảm bảo an toàn giao thông và an ninh trật tự tại nông thôn khi về đêm.

Đặc biệt, xác định phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị để tăng thu nhập và nâng cao đời sống người dân tiếp tục là nhiệm vụ then chốt trong quá trình thực hiện 16 tiêu chí NTM nâng cao của tỉnh. Do đó, xã Đại Thành đã tập trung hướng dẫn bà con chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng lợi thế của địa phương để phát huy hiệu quả. Cụ thể, gần 6 năm qua, Đại Thành đã vận động người dân chuyển đổi được 48,2ha vườn cam sành bị bệnh, diện tích trồng lúa, mía, vườn cây kém hiệu quả sang trồng cây khác như: sầu riêng, chôm chôm, bưởi, chanh không hạt, thanh nhãn… Gắn với việc vận động người dân chuyển đổi là xã đã hỗ trợ bà con 2.800 cây thanh nhãn, 2.844 cây chanh không hạt và 7.206 cây bưởi giống, qua đây tạo điều kiện thuận lợi cho 58 hộ sản xuất. Bên cạnh đó, với sự giúp đỡ của cán bộ khuyến nông xã và thị xã nên nông dân Đại Thành đã ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất ngày càng phổ biến, đặc biệt là diện tích cam sành bị bệnh đã được nông dân ứng dụng khoa học vào chăm sóc nên được phục hồi trên 600ha.

Là một trong những hộ tiên phong của xã áp dụng mô hình dùng tấm bạt trắng loại lớn bao phủ vườn cam sành rộng gần 1ha của gia đình nhằm hạn chế đất bị xói mòn trong mùa mưa, ông Phạm Văn Cơ, ở ấp Ba Ngàn, cho biết: “Nhờ được phủ bạt nên vào những tháng mùa mưa như hiện nay, nước mưa không làm ướt mặt liếp, từ đó cây cam sành không bị ngập úng làm thối bộ rễ gây tình trạng chết cây hay bị bệnh vàng lá gân xanh. Với cách làm này, vườn cam sành của tôi đều cho sai trái; nhờ vậy mà hàng năm tôi có nguồn thu nhập trên 500 triệu đồng”.

Ngoài phát triển cây ăn trái, lĩnh vực chăn nuôi cũng được người dân Đại Thành chú trọng trong những năm gần đây. Trong đó, nông dân đã chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và chăn nuôi để giảm tác hại đến môi trường như: chăn nuôi heo, gà trên đệm lót sinh học và xây dựng công trình khí sinh học đảm bảo vệ sinh môi trường. Đặc biệt, trong chăn nuôi thủy sản, bà con tập trung nuôi cá tra thương phẩm theo hướng VietGAP, GlobalGAP nên giá bán cao, có lãi nhiều.

Ông Dương Văn Giang, Chủ tịch UBND xã Đại Thành, cho hay: Bên cạnh phát triển cây trồng, vật nuôi thì người dân Đại Thành còn tạo ra sản phẩm OCOP cho địa phương, như: rượu cam sành, trà mãng cầu… Nhờ chí thú làm ăn nên hiện toàn xã có 1.031 hộ sản xuất có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm; trong đó thu nhập đạt từ 200-400 triệu đồng/năm có 650 hộ; từ 400-600 triệu đồng/năm có 280 hộ; từ 600 triệu đến 1 tỉ đồng có 75 hộ và từ 1 tỉ đồng trở lên có 26 hộ. Mặt khác, hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 1,92%, không có trường hợp tái nghèo và có một ấp thoát nghèo trắng.

Nhiều kinh nghiệm hay

Với việc trở thành xã NTM nâng cao đầu tiên của tỉnh và vùng ĐBSCL nên xã Đại Thành được Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh chọn làm điểm để các đại biểu Trung ương và nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL đến tham quan, chia sẻ kinh nghiệm trong dịp về dự lễ tổng kết 10 năm xây dựng NTM của vùng ĐBSCL do Hậu Giang đăng cai tổ chức vào cuối tháng 9 tới. 

Chia sẻ kinh nghiệm góp phần giúp Đại Thành gặt hái được nhiều thành công trong xây dựng NTM, ông Dương Văn Giang, Chủ tịch UBND xã Đại Thành, thông tin: Địa phương luôn nắm bắt kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, cũng như thường xuyên phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, tập trung, thống nhất của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ xã đến ấp trong việc tổ chức chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM. Ngoài ra, hàng năm xã đều xây dựng kế hoạch đảm bảo cụ thể, sát với tình hình thực tế địa phương và phân công rõ trách nhiệm từng ngành, từng thành viên Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng NTM xã, đồng thời phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ, đảng viên và người dân trong thực hiện các tiêu chí NTM nâng cao.

Cũng theo ông Giang, công tác tuyên truyền sâu rộng, bằng nhiều hình thức đa đạng, phong phú về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, cơ chế chính sách và kế hoạch thực hiện nâng chất các tiêu chí NTM nâng cao cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi, khi làm tốt vấn đề này sẽ góp phần nâng cao nhận thức, sự hiểu biết cho cán bộ, người dân, từ đó sẽ huy động được sự chung sức của cả cộng đồng. Mặt khác, thời gian qua, địa phương còn thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, đó là: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ. Trong chỉ đạo, điều hành cụ thể sâu sát đến từng nội dung của tiêu chí và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; cũng như tổ chức đánh giá tiến độ, kiểm tra, giám sát thường xuyên. Đồng thời, chọn từng thời điểm sẽ phát động phong trào thi đua rộng khắp trong toàn xã để có biểu dương, động viên, khen thưởng kịp thời các điển hình tiên tiến, từ đó khơi dậy ý thức cho cán bộ, người dân để giúp phong trào xây dựng NTM ngày càng đi vào chiều sâu…

Tổng vốn huy động sau gần 6 năm xây dựng NTM nâng cao của xã Đại Thành gần 513 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách gần 40 tỉ đồng, vốn tín dụng 245,4 tỉ đồng, vốn doanh nghiệp 25 tỉ đồng, vốn dân đóng góp 202 tỉ đồng. Hiện nay, xã Đại Thành không có nợ đọng trong xây dựng cơ bản.

 

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

    热门排行

    友情链接