Ngoại giao và kinh tế đều ẩn chứa văn hóa Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Chuyện chưa biết về hậu trường đàm phán |
Nghề báo đã giúp tôi hai lần được trực tiếp gặp nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan và cả hai lần ông đều để lại cho tôi những ấn tượng sâu đậm.
Lần thứ nhất là vào năm 1990 sau khi ông được cử giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Dạo đó,ómộtnhàngoạigiaonăngđộngtrongcuộcđờinguyênPhóThủtướngVũsoi kèo arsenal vs newcastle Thư viện Hà Nội thường cứ vào tối thứ ba hàng tuần tổ chức các buổi nói chuyện về các chủ đề kinh tế, văn hoá, xã hội được dư luận quan tâm. Có một tối mùa thu năm đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Khoan được mời đến nói chuyện tại Thư viện Hà Nội. Câu chuyện của ông về chủ đề ngoại giao của đất nước trước những biến chuyển nhanh chóng của thời cuộc lúc bấy giờ. Phong thái giản dị, không màu mè, nhà ngoại giao Vũ Khoan áo cộc tay đi đôi dép tổ ong trong khoảng 1 tiếng rưỡi đồng hồ với lượng thông tin sốt dẻo thấm đẫm nghề nghiệp cùng tính định hướng rất cao đã chinh phục tất cả những người nghe.
Xuất hiện ở những cuộc nói chuyện chuyên đề lúc bấy ở Thư viện Hà Nội thường là các học giả, nhà thơ, nhà văn hoặc cao lắm là chỉ đến cỡ vụ trưởng. Buổi nói chuyện hôm đó của ông Vũ Khoan ở cương vị một Thứ trưởng thực sự là một sự kiện lúc bấy giờ.
Lần thứ hai tôi gặp ông là vào cuối năm 2016 nhân dịp ra mắt cuốn sách “Vài ngón nghề ngoại giao” mà ông là tác giả, tại Hoàng thành Thăng Long. Vẫn là cách nói chuyện hàm súc, dí dỏm, đầy ắp thông tin không lẫn vào đâu của nhà ngoại giao Vũ Khoan.
Lúc này nhà ngoại giao Vũ Khoan đã nghỉ hưu ngót 10 năm. Nhưng với ông có hưu mà không có nghỉ. Sự nghiệp phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế sâu rộng mà ông đã dành cả cuộc đời vẫn hãy đau đáu trong ông, khi giờ đây những ý kiến, suy ngẫm, đánh giá của ông vẫn được lắng nghe, đón nhận không chỉ những người trong cuộc, cùng thời mà còn hết sức bổ ích, sâu sắc với giới trẻ.
Bởi sự nghiệp của ông là bề dày của các cuộc thương thuyết đàm phán, khởi sự là hoà đàm Paris trong thời gian chiến tranh đến việc Việt Nam gia nhập ASEAN và khu mậu dịch tự do của khối này, kế đến là Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ và một chặng đường dài với cuộc thương thuyết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới cùng các cuộc đàm phán về biên giới, lãnh thổ, cương vực đất nước.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan ký tặng sách cho bạn đọc |
Đó là những cuộc đàm phán dù gần dù xa cũng đều quan hệ đến vị thế, vai trò của đất nước trong những bối cảnh đầy thử thách của thời cuộc đem đến, cả những thử thách ngay chính trong nội tại để tìm ra con đường đi phù hợp với lợi ích đất nước, phù hợp với xu thế thời đại để vừa tăng cường tiềm lực, vừa thêm bạn bớt thù. Trên hết là hình ảnh một đất nước Việt Nam, đất nước của hoà bình, phát triển, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với các nước, các tổ chức quốc tế.
Xin được dừng lại ở giai đoạn 10 năm từ năm 1995 đến năm 2005. Các nhà viết sử chắc chắn sẽ còn trở lại giai đoạn này để làm rõ hơn những sự kiện, những bài học, những câu chuyện về hội nhập làm nền cho tương lai.
Năm 1998, ông Vũ Khoan, được phân công làm Thứ trưởng thứ nhất phụ trách quan hệ với các nước ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, quan hệ với ASEAN, ASEM, APEC, công tác nghiên cứu, hợp tác kinh tế, lãnh sự, pháp luật, báo chí, đào tạo. Những lĩnh vực ấy giờ đây nhìn lại tỏ rõ là những lĩnh vực đầy đột phá, rất cần đến những tư duy mới để phù hợp, để tận dụng những cơ hội được mở ra. Những cơ hội khi ấy có khi đến rất nhanh và đi cũng rất nhanh mà có khi không chờ vào quyết định của chúng ta.
Ngày 28/1/2000, ông Vũ Khoan được phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) thay ông Trương Đình Tuyển chuyển sang làm Trưởng phái đoàn đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới của Việt Nam. Ngày 8/8/2002, ông được phê chuẩn bổ nhiệm Phó Thủ tướng, được phân công phụ trách Kinh tế đối ngoại, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về APEC.
Hai sự kiện đáng kể nhất trong giai đoạn này của Việt Nam là các cuộc đàm phán để đi đến đúc kết Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cùng tiến trình đàm phán marathon để Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới.
Đó không chỉ thuần tuý là những thoả ước thương mại mà còn là những thoả ước hội nhập hết sức quan trọng, minh chứng cho bạn bè, đối tác về hình ảnh một nước Việt Nam tự tin, có trách nhiệm và sẵn sàng làm giàu thêm, sâu sắc thêm và công bằng hơn cho các luật chơi quốc tế.
Vừa củng cố vai trò, vị trí của ngành Thương mại, ngành kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng của đất nước, ông Vũ Khoan cũng trực tiếp tham gia các tiến trình đàm phán. Giới ngoại giao nước ngoài vốn có thói quen “nghe nhạc hiệu đoán chương trình” khi “hóng” xem dẫn đầu đoàn đàm phán, đoàn đại biểu là nhân vật nào tham gia các sự kiện “chốt” trong đàm phán, ký kết để xét đoán tương lai của các thoả thuận. Vốn biết tiếng ông Vũ Khoan đã lâu, mỗi dịp được thông báo có ông Vũ Khoan tham gia đoàn, giới phân tích lại có thêm cơ sở để khẳng định về tính lạc quan với cái kết có hậu (happy end) cho các cuộc đàm phán lúc bấy giờ của Việt Nam.
Sau này, khi nhìn lại những gì được cho là tâm đắc, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan hay nói đến 3 điều. Thứ nhất là với hội nhập về kinh tế, từ vào ASEAN đến APEC, ASEM (Diễn đàn hợp tác Á - Âu), ông là người đề xuất, được lãnh đạo cấp cao chấp thuận và đi vào thực thi. Thứ hai là ký được Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ mà ở đây ông là người kết thúc đàm phán để đi đến ký kết. Ông bảo đàm phán cũng giống như một cuộc chiến, mở ra có thể rất dễ song khó nhất là đi đến được kết thúc thành công. Và thứ ba là đề xuất mở rộng quan hệ quốc tế, cả song phương lẫn đa phương. Nhất là với các nước lớn bởi “để chơi” và “chơi được” (chữ ông hay dùng) với họ cũng không đơn giản khi mà quan hệ quốc tế ngày càng biến ảo khôn lường.
Một nhà lãnh đạo như thế, một nhà ngoại giao như thế đã đi xa...