Mức giá đấu thầu vàng miếng tới các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được đưa ra để tham chiếu và tính giá trị đặt cọc là 37,ợếvàngđấuthầtỷ số bóng đá số33 triệu đồng/lượng, tỷ lệ đặt cọc vẫn là 10% như các lần trước. Các đơn vị tham gia đấu thầu, phải đặt thầu tối thiểu 1.000 lượng và tối đa chỉ là 5.000 lượng.
Đây là phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 44 mà Ngân hàng Nhà nước tổ chức. Trong phiên này, sẽ có 26.000 lượng vàng SJC loại 1 lượng, làm lượng vàng 99,99% được đưa ra chào thầu.
Vàng đấu thầu "ế" ngày càng nhiều. Ảnh minh họa |
Các nhà phân tích cho rằng, trong lần đấu thầu vàng gần đây, tại phiên thứ 43, Ngân hàng nhà nước cũng thông báo, chào thầu 26.000 lượng vàng. Tuy nhiên, mức khớp giá thầu cuối cùng, khối lượng trúng thầu chỉ đạt là 24.700 lượng, còn "ế" tới 1.300 lượng vàng.
Trước đó, trong đợt chào thầu, bán vàng, ngày 3/7, phiên đấu thầu vàng lần thứ 39, tại phiên này, giá tham chiếu cũng để ở mức dưới giá thị trường. 40.000 lượng vàng cũng đã được chào thầu. Nhưng kết thúc phiên đấu thầu, chỉ có 39,900 lượng vàng được bán ra. Còn 100 lượng nữa không bán hết.
Nếu so hai mức "ế" vàng của ngày 3/7 và ngày 12/7, khoảng cách "ế" đã nới rộng. Trong hôm nay, thực hiện phiên đấu thầu lần thứ 44, các chuyên gia lại cho rằng, rất có thể mức ế sẽ còn cao hơn trước. Tuy nhiên, số lượng cụ thể là ế 2.000 hay 3.000 lượng cũng chỉ là phỏng đoán và phải chờ tới kết thúc phiên đấu thầu mới có thể biết rõ.
Một trong những lý do khiến vàng chào bán, đấu thầu ế ngày càng nhiều là do mức giá tham chiếu được đưa ra để đấu thầu cao hơn mức giá mua vào của thị trường. Đặc biệt, gần đây lại có nhiều đồn đoán, giá vàng sẽ có xu hướng giảm, khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới sẽ được rút ngắn trong thời gian tới. Khi đó, nếu như xu hướng giá còn giảm, mà mức giá đưa ra chào thầu cao, chắc chắn nhà đầu tư đặt mua được vàng sẽ cầm chắc lỗ.
Tính đến cuối phiên giao dịch chiều qua, giá vàng trên thị trường còn đắt hơn giá vàng thế giới khoảng 4,5 triệu đồng/lượng. Giá vàng tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) ghi nhận niêm yết tại Hà Nội, mua vào 37,25 triệu đồng/lượng; bán ra 37,57 triệu đồng/lượng. Tại TP. Hồ Chí Minh, mua vào 37,25 triệu đồng/lượng; bán ra 37,55 triệu đồng/lượng.
Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận mua vào vàng SJC cao hơn so với nhiều điểm giao dịch khác và ở mức 37,28 triệu đồng/lượng; bán ra 37,55 triệu đồng/lượng. Giá vàng Phượng hoàng PNJ- DAB, mua vào 36,38 triệu đồng/lượng; bán ra 37,38 triệu đồng/lượng.
Công ty vàng bạc đá quý Doji giao dịch cũng ở mức giá cao. Doji mua vào vàng SJC tại Hà Nội với giá 37,40 triệu đồng/lượng; bán ra 37,55 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC TP.HCM mua bán ở mức, mua vào 37,40 triệu đồng/lượng; bán ra 37,55 triệu đồng/lượng.
Kể từ ngày 28/3/2013 đến 12/7/2013, NHNN đã tổ chức 43 phiên đấu thầu bán vàng miếng với tổng khối lượng trúng thầu là 1.167.600 lượng trên tổng số 1.270.000 lượng chào thầu.
Bất ngờ “ế” 1.300 lượng vàng đấu thầu
Trong phiên đấu thầu hôm qua (12/7), có 1.300 lượng vàng chào thầu không khớp được giá. Với kết quả này, phiên hôm nay được xem là phiên đấu thầu vàng miếng “ế” nhất trong thời gian gần đây.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, ngày hôm qua (12/7), cơ quan này chào thầu 26.000 lượng vàng, tương đương 1 tấn vàng, và đã bán được 24.700 lượng. Như vậy, khối lượng vàng không bán được của phiên là 1.300 lượng.
Gần đây, các phiên đấu thầu vàng của Ngân hàng Nhà nước thường bán hết toàn bộ khối lượng chào thầu, cùng lắm chỉ dư một vài trăm lượng vàng. Vì thế, phiên hôm nay có thể xem như một phiên “kém thành công”.
Khối lượng trúng thầu giảm nhưng được phân bổ khá rộng rãi khi có tới 15 ngân hàng và doanh nghiệp tham gia đấu thầu mua được vàng. Mức giá trúng thầu tiếp tục cao hơn nhiều so với giá vàng trên thị trường, dao động từ 37,35-37,4 triệu đồng/lượng. Sáng nay, giá vàng SJC thu mua do các doanh nghiệp niêm yết chỉ ở mức 37-37,1 triệu đồng/lượng.
Cuối giờ chiều qua, giá vàng SJC theo niêm yết của Tập đoàn DOJI cho thị trường Hà Nội là 37,35 triệu đồng/lượng (mua vào) và 37,45 triệu đồng/lượng (bán ra). Tại thị trường Tp.HCM, giá vàng SJC theo niêm yết của Công ty SJC tương ứng là 37 triệu đồng/lượng và 37,45 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và giá bán.
Tuần này, Ngân hàng Nhà nước vẫn tổ chức 3 phiên đấu thầu vàng, nhưng bắt đầu giảm khối lượng vàng chào thầu về mức 1 tấn mỗi phiên thay vì mức hơn 1,5 tấn mỗi phiên trước và sau thời hạn tất toán 30/6. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng giảm khối lượng đặt thầu tối đa của mỗi đơn vị trong từng phiên xuống còn 5.000 lượng, thay vì 10.000-15.000 lượng như trước, để có nhiều đơn vị hơn mua được vàng.
Nhu cầu vàng mua đấu thầu được cho là đang có dấu hiệu giảm khi các tổ chức tín dụng đã và đang hoàn thành việc tất toán trạng thái. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới cũng đang rút ngắn, còn trên 4 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ ngày 28/3 đến nay, cơ quan này đã tổ chức 43 phiên đấu thầu bán vàng miếng. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước đã chào thầu 1.270.000 lượng vàng, tương đương hơn 48,8 tấn vàng, và bán được 1.167.600 lượng, tương đương khoảng 44,9 tấn vàng.
Điều đặc biệt của phiên đấu thầu lần này là Ngân hàng Nhà nước đã rút bớt khối lượng chào thầu đáng kể. Bình quân các phiên trước chào bán vào khoảng 40.000 lượng/phiên. Nhưng lần này chỉ là 26.000 lượng. Ngoài ra, khối lượng vàng miếng tối thiểu mà mỗi thành viên được phép đặt thầu là 10 lô, tương đương 1.000 lượng và tối đa là 50 lô, tương đương với 5.000 lượng.
Theo thống kê được, tính từ ngày 28/3/2013 - ngày đầu tiên thực hiện đấu thầu vàng đến ngày 12/7/2013 Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức được 43 phiên đấu thầu vàng miếng.
Nguyễn Nam