Chính thức khai mạc Đối thoại Shangri-La lần thứ 14 tại Singapore Việt Nam tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 15 tại Singapore Việt Nam tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 |
Đối thoại Shangri-La được Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại Anh tổ chức thường niên từ năm 2002 ở Singapore,Đốithoạgiải vô địch new south wales úc dù phải tạm dừng hai năm 2020, 2021 do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Đây là sự kiện an ninh thường niên lớn nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, diễn ra từ ngày 31/5 đến ngày 2/6.
Sự kiện có sự tham dự của bộ trưởng quốc phòng, các quan chức quốc phòng cấp cao cũng như lãnh đạo doanh nghiệp và chuyên gia an ninh tới từ châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu, Bắc Mỹ để thảo luận về thách thức an ninh nghiêm trọng của khu vực và thế giới. Đối thoại Shangri-La năm 2024 quy tụ 600 đại biểu từ gần 50 quốc gia tham dự, trong đó có nhiều nguyên thủ, lãnh đạo, quan chức và chuyên gia quốc phòng.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nhấn mạnh cam kết của nước này với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. Ảnh: AP |
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tiếp tục trấn an châu Á về sự quan tâm của cường quốc này đối với khu vực giữa lúc cuộc chiến ở Ukraine, Trung Đông và cuộc bầu cử tổng thống sắp tới tại nước này làm dấy lên lo ngại Washington lơ là với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Mỹ chỉ trích Nga
Trong bài phát biểu tại Shangri-La, ông Austin đã nhắc đến Nga và chỉ trích nước này vì cuộc xung đột ở Ukraine. Ngoài ra, ông bác bỏ nhận định cho rằng sự mở rộng của NATO về phía đông đã dẫn tới xung đột Nga - Ukraine.
Tuy nhiên, khi nhắc đến viễn cảnh có phiên bản NATO châu Á, ông Austin cho rằng đây không phải là việc tìm kiếm liên minh mới, bởi những hợp tác của Mỹ với đồng minh, đối tác là vì sự hội tụ các mong muốn thượng tôn pháp luật, duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.
Nga không tham gia Đối thoại Shangri-La kể từ khi tiến hành chiến dịch ở Ukraine đầu năm 2022.
Theo Giáo sư Saeed Khan của Đại học bang Wayne ở Detroit, mục tiêu chính của Mỹ tại Shangri-La là tái khẳng định vai trò dẫn đầu của mình trong việc giải quyết các vấn đề quốc phòng quan trọng. Mỹ cũng có thể yêu cầu các đồng minh châu Á hỗ trợ hành động của mình ở Ukraine.
Tuy nhiên, cho đến nay, phương Tây vẫn chưa thành công lắm trong việc thuyết phục các nước châu Á khi chỉ có Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore - tức là các quốc gia thân Mỹ - đưa ra các biện pháp trừng phạt chống lại Nga vào thời điểm này.
"Đối thoại Shangri-La đã trở thành một diễn đàn quốc tế quan trọng để Trung Quốc nêu quan điểm với các đối tác của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tham vọng ngày càng tăng của Bắc Kinh rõ ràng đang thúc đẩy nước này bảo vệ những thành tựu của mình đồng thời tìm kiếm những cơ hội mới mà trước đây ngoài tầm với", ông Alexander Mokretsky, nhà nghiên cứu cấp cao của Trung tâm "Nga, Trung Quốc, Thế giới" tại Viện Trung Quốc và châu Á hiện đại thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga nhận định.
“Một năm sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga, Bắc Kinh đã phát triển và đưa ra kế hoạch hòa bình ở Ukraine như một phần của sáng kiến an ninh toàn cầu. Li Hui, đặc phái viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc và cựu đại sứ Trung Quốc tại Moscow, đã làm rõ kế hoạch này thông qua nhiều kênh khác nhau. Cùng với các quan chức cấp cao khác, vì cuộc xung đột vẫn tiếp diễn nên các vấn đề xung quanh Ukraine sẽ được thảo luận tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La”, ông Mokretsky nhấn mạnh.
Mỹ vẫn ưu tiên cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương
Theo thông cáo đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ, ông Austin trong bài phát biểu của mình đã nhấn mạnh việc Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ an toàn và thịnh vượng hơn khi “Mỹ và các quốc gia trong khu vực cùng hợp tác”.
“Đó không phải là việc áp đặt ý chí của một quốc gia, mà là việc tập trung ý thức của chúng ta về một mục đích chung. Đó không phải là việc bắt nạt hay ép buộc, mà là sự lựa chọn tự do của những quốc gia có chủ quyền. Điều này có nghĩa các quốc gia có thiện chí đoàn kết xung quanh những lợi ích mà chúng ta cùng chia sẻ, cũng như nhiều giá trị mà chúng ta trân trọng”, ông Austin phát biểu.
Bộ trưởng Austin cho biết: “Bất chấp những cuộc xung đột lịch sử đang diễn ra ở châu Âu và Trung Đông, Ấn Độ - Thái Bình Dương vẫn là nơi hoạt động ưu tiên của chúng tôi".
Tuyên bố được đưa ra khi ngày càng có nhiều lo ngại rằng việc Washington tập trung giúp đỡ Ukraine trong cuộc chiến với Nga và hỗ trợ cho cuộc chiến của Israel ở Dải Gaza trong khi cố gắng đảm bảo xung đột không lan rộng đã khiến nước này dành ít chú ý đến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
“Tôi cần làm rõ điều này. Mỹ chỉ có thể an toàn nếu châu Á an toàn. Đó là lý do vì sao Washington từ lâu duy trì sự hiện diện trong khu vực này, và đó là nguyên do chúng tôi tiếp tục thực hiện những khoản đầu tư cần thiết để đáp ứng những cam kết của Washington với các quốc gia đồng minh và đối tác”, ông Austin nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông Austin sau đó đã nêu ra một số thành tựu quan trọng mà Mỹ đã đạt được với nhiều quốc gia đồng minh và đối tác trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương như Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc…
Theo truyền thông Mỹ, ông Austin trong thời gian tham dự Đối thoại Shangri-La lần này sẽ hội đàm với lãnh đạo một số quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.