【lịch bd ngoại hạng anh】Nguy cơ bùng phát dịch sởi ở Thành phố Hồ Chí Minh
Trao đổi với báo Thanh Niên,ơbùngphátdịchsởiởThànhphốHồChílịch bd ngoại hạng anh Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, cho biết sởi là một trong các bệnh đường hô hấp xảy ra trong mùa đông xuân và 2018 là chu kỳ 4 năm dịch có thể quay lại. Đầu năm 2018 đến nay Trung tâm ghi nhận 3 trường hợp mắc bệnh sởi. Tuy nhiên, qua điều trị dịch tễ không phát hiện 3 trường hợp này có liên quan đến nhau.
Bệnh sởi do virus sởi gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban. Virus sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Một người mắc có thể gây lây nhiễm cho khoảng 20 người khác. Đây là bệnh lây nhiễm từ người sang người với tốc độ rất nhanh, rất dễ trở thành dịch bệnh.
Bệnh sởi là căn bệnh mà ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, bệnh sởi đặc biệt nguy hiểm và rất nghiêm trọng ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi và trẻ suy dinh dưỡng, một số biến chứng của bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy và viêm não có thể gây tử vong. Vì vậy, khi thấy các triệu chứng như sốt cao, ho, hắt hơi, phát ban sẩn, mịn như nhung, không có nước, mọc theo thứ tự từ đầu, cổ, thân rồi đến tay, chân... thì phải đưa đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời. Vì sau khi mắc bệnh sởi, sức đề kháng của cơ thể suy giảm rất nhanh.
Do vậy, Trung tâm cho biết đang dự phòng nhiều biện pháp để con em ở TP dưới 18 tháng tuổi tiêm đủ 2 mũi sởi; người lớn và trẻ em chưa tiêm thì nên tiêm phòng. Vì tiêm vacxin là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh sởi.