【nhận định giao hữu】Nguồn tài chính ổn định góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững
Chính sách đã đi vào cuộc sống và được các bên liên quan tham gia,ồntàichínhổnđịnhgópphầnbảovệvàpháttriểnrừngbềnvữnhận định giao hữu ủng hộ, đã hỗ trợ cho công tác quản lý bảo vệ rừng trên phạm vi cả nước. Rừng được bảo vệ tốt hơn, sinh kế cho người làm nghề rừng, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số sống gắn bó với rừng được cải thiện, góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
Chi trả kịp thời hàng nghìn tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng
Chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là cơ chế tài chính trong đó bên được hưởng lợi DVMTR có trách nhiệm chi trả cho các bên cung ứng DVMTR. Theo số liệu mới nhất từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam thuộc Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 7 tháng đầu năm 2022, hệ thống Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng đã đảm bảo việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR đúng tiến độ và chất lượng, hoàn thành tốt kế hoạch đã đề ra.
Với 1.371 hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR được ký kết, thu tiền DVMTR trên cả nước đạt hơn 2.215 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2021. Số thu tăng chủ yếu do sản lượng điện của các nhà máy thủy điện tăng. Trong đó, nguồn thu từ thủy điện là hơn 2.113 tỷ đồng, chiếm hơn 95% tổng thu.
Điểm chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng qua Viettelpay tại tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Quảng Ngãi |
Năm 2021, diện tích rừng được hưởng tiền DVMTR là 7,28 triệu ha, chiếm 49,6% tổng diện tích rừng toàn quốc. Hơn 2.726 tỷ đồng tiền DVMTR đã được chi trả cho 2.270 chủ rừng là tổ chức, UBND xã, tổ chức khác được giao trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng và 251.244 chủ rừng là cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng, thôn bản, nhóm hộ chủ yếu qua hình thức tài khoản ngân hàng, giao dịch điện tử và bưu chính, đảm bảo tính công khai, minh bạch, hiệu quả.
“Tiền DVMTR đã góp phần hỗ trợ cho chủ rừng có kinh phí cho quản lý, bảo vệ rừng; giúp các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng có nguồn tài chính duy trì hoạt động trong bối cảnh dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên và góp phần nâng cao đời sống, sinh kế cho người dân miền núi sống phụ thuộc vào rừng… Chính sách chi trả DVMTR đã giúp tạo ra nguồn tài chính ổn định cho công tác bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả hơn” – ông Lê Văn Thanh, Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam cho biết.
Đa dạng hóa nguồn thu từ chi trả dịch vụ của rừng
Theo Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, chính sách chi trả DVMTR đã khẳng định hướng đi đúng đắn, góp phần cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng và đồng bào các dân tộc thiểu số ở các vùng miền núi, tuy nhiên đến nay chính sách này mới chỉ tập trung vào một số nhóm dịch vụ như điều tiết nước, bảo vệ đất, chống xói mòn đất, kinh doanh cảnh quan rừng. Một số tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách như tiềm năng chi trả DVMTR còn chưa được khai thác hết do còn thiếu những hướng dẫn cụ thể hơn đối với dịch vụ du lịch sinh thái, cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng...
Năm 2022, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam phấn đấu thu tiền DVMTR đạt 2.800 tỷ đồng; bảo đảm duy trì diện tích rừng trong lưu vực cung ứng của các chủ rừng được hưởng là 7,2 triệu ha rừng bằng nguồn tiền DVMTR...
Sắp chi trả 51,5 triệu USD phí dịch vụ carbon rừng cho 6 tỉnh Bắc Trung Bộ51,5 triệu USD phí dịch vụ carbon rừng là khoản tiền được Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) thỏa thuận ký kết vào năm 2020, dự kiến Nghị định quy định nội dung về chi trả sẽ được ban hành vào quý IV/2022 cho 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. |
Để đạt mục tiêu này, ngành lâm nghiệp cần thực hiện các biện pháp như: Duy trì và tối đa hóa các khoản thu tiềm năng, quản lý và sử dụng nguồn thu từ DVMTR hiệu quả, đồng thời mở rộng phạm vi các nguồn chi trả DVMTR tiềm năng.
Thực tế cho thấy, các hệ sinh thái rừng có tiềm năng rất lớn về hấp thụ và lưu giữ các-bon, vừa góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, vừa có tiềm năng tạo ra nguồn thu đáng kể cho công tác bảo vệ rừng trong tương lai. Dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng, giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh là một loại DVMTR được quy định trong Luật Lâm nghiệp năm 2017. Loại dịch vụ này được nghiên cứu, đánh giá là có tiềm năng lớn đối với chính sách chi trả DVMTR nói riêng và ngành lâm nghiệp nói chung.
Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, trong đó có nội dung về chi trả dịch vụ "Hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh" (dịch vụ các-bon rừng). Đây là 1 trong 5 loại DVMTR được quy định tại Khoản 3, Điều 61 của Luật Lâm nghiệp, đặc biệt cụ thể hóa nội dung về dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng trong nước và quốc tế đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn đã được quy định trong Luật Lâm nghiệp, nhằm khai thác tiềm năng, góp phần đa dạng hóa nguồn thu DVMTR.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xin ý kiến góp ý rộng rãi của các bộ, ngành, đơn vị, địa phương và dự kiến trình Chính phủ xem xét ban hành nghị định vào quý IV/2022.
Đóng góp 22% trong tổng các nguồn đầu tư của ngành Lâm nghiệpChi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là nguồn thu mới nhưng đã đóng góp 22% trong tổng các nguồn đầu tư của ngành Lâm nghiệp. Cơ chế thu và phân bổ tiền DVMTR sẽ do Quỹ Bảo vệ phát triển rừng trung ương (VNFF) và Quỹ Bảo vệ phát triển rừng tỉnh thực hiện. VNFF thu tiền từ các đơn vị sử dụng dịch vụ trên nhiều tỉnh, giữ lại 0,5% tổng tiền thu được từ DVMTR trước khi chuyển 99,5% số tiền còn lại cho các tỉnh. Quỹ Bảo vệ phát triển rừng các tỉnh cũng thu tiền DVMRT từ các công ty hoạt động trên địa bản tỉnh đó trước khi phân bổ các khoản thanh toán giữa các chủ rừng. |