Ngoại Hạng Anh

【lịch thi đâu bundesliga】Đã nghèo còn mắc cái eo

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:World Cup   来源:Nhận Định Bóng Đá  查看:  评论:0
内容摘要:Muốn các cháu được ăn no bụng, một mong ước thật giản đơn, nhưng đối với gia đì lịch thi đâu bundesliga

Muốn các cháu được ăn no bụng,Đnghocnmắlịch thi đâu bundesliga một mong ước thật giản đơn, nhưng đối với gia đình bà Thị Tiết, ở ấp 7, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, là điều quá xa xỉ.

Gia đình bà Thị Tiết và ông Danh Lây rất cần được sự giúp đỡ của mọi người để các cháu nhỏ có thêm cái ăn, cái mặc.

Ở cái tuổi 67, tưởng chừng bà Thị Tiết sẽ được an hưởng cảnh già vui vầy bên con cháu nhưng cuộc đời thích trêu ngươi, gia đình vốn dĩ đã nghèo nay lại càng khó khăn hơn. Bà sinh được 3 người con, nhưng tất cả đều nghèo. Gánh nặng mưu sinh càng đè nặng lên đôi vai gầy guộc của bà khi cơn bạo bệnh cướp đi cô con gái thứ hai hơn 2 năm trước, để lại 5 đứa con thơ (4 trai, 1 gái). Có em tuổi mới lên 3, lớn nữa thì học lớp 2, lớp 5, lớp 6, đứa lớn nhất đang học lớp 8, hiện sống cùng với ông bà ngoại mấy năm nay.

Nhắc đến chuyện cũ, gương mặt hốc hác, đen sạm lại càng đăm chiêu, đôi mắt bà Tiết dường như ngấn lệ, nhưng chẳng còn đủ nước mắt để khóc. Bà Tiết bùi ngùi nói: “Tôi mong mình có sức khỏe để đi làm thuê, bắt ốc kiếm tiền mua gạo cho mấy đứa nhỏ. Hôm nào có tiền thì mua vài con cá, chứ không tôi chỉ biết hái rau dại, lục bình xào ăn đỡ bữa. Thấy tụi nhỏ đói tôi xót lòng lắm. Lâu rồi các cháu không được ăn thịt”.

Ông Danh Lây, chồng bà Tiết năm nay 65 tuổi, lúc chưa bị tai biến, thường đi đào đất thuê, cắt lúa, làm rẫy để kiếm cơm qua ngày. Bây giờ, do di chứng, 3 năm qua, cánh tay phải của ông bị liệt, không thể cầm nắm bất cứ thứ gì, đôi chân trở nên teo tóp. Hàng ngày, ông ở nhà cố gắng trông chừng các cháu để bà Tiết an tâm đi làm. Ngoài 5 đứa cháu mồ côi mẹ, bà Tiết còn nuôi thêm con của người trai út, do hoàn cảnh nghèo nên đi làm thuê tại Bình Dương nhưng chẳng phụ giúp được gì cho gia đình.

Bà Thị Sịa, người gần nhà bà Tiết nói: “Cha của mấy đứa nhỏ có vợ mới rồi nên chẳng giúp được gì cho bà Tiết. Nhà tôi cũng nghèo, nhưng thấy hoàn cảnh bà Tiết càng tội hơn. Tôi với bà Tiết thường hay đi bắt ốc chung với nhau mỗi đêm, kiếm vài chục ngàn đồng đổi gạo, nhưng già rồi mang vác vất vả lắm”. Những cánh đồng gần hay thậm chí cách xa nhà hơn 5km đã mòn bước chân nặng nề của bà Tiết trong hành trình tìm miếng ăn cho các cháu. Bà Tiết thường soi đèn bắt ốc từ 18 giờ đến 22 giờ mỗi đêm, nhiều khi tận 24 giờ. Bà phải trầm mình ở những mương nước ngập gần thắt lưng để mò ốc, dù có lạnh, mỏi mệt nhưng vì các cháu, sức già đành gắng gượng. Vất vả là vậy, nhưng có ốc là có cái ăn. Bà Tiết sợ nhất lúc không ai thuê mướn gì, đành bấm bụng nhìn các cháu co ro mong chờ từng bữa.

Bà Tiết mới bán ốc nên mua được vài con cá nhỏ, muối hơi mặn để ăn lâu hơn. Bà bới cho 2 cháu nhỏ một tô cơm đầy, nhưng chỉ lấy mỗi con cá rô đồng chừng 2 ngón tay, màu rám đen bởi dầu đã chiên lại nhiều lần, rồi chia cho mỗi đứa từng miếng cá nhỏ, khiến ai cũng thấy chạnh lòng. Hai đứa trẻ ngây ngô chưa biết gì là vất vả nên ăn rất ngon lành, thoắt cái, tô cơm lớn đã hết. Cái ăn chưa xong thì nói gì đến mặc, nên các cháu nhỏ quần áo chẳng lành lặn, loang lổ vết mủ, đất, tay chân, mặt mày lấm lem bụi,…

Ông Nguyễn Văn Bằng, ở ấp 8, xã Lương Tâm, tuy không cùng địa phương nhưng do đất gần nhà bà Tiết nên thường lui tới thăm và giúp đỡ gia đình. Ông Bằng nói: “Nếu nuôi đến tận 6 đứa nhỏ cùng lúc, tôi nghĩ bản thân mình chắc lo không xuể. Sáng tôi đi làm rẫy ngang, thường thấy tụi nhỏ ăn cơm rồi đi học, ít khi có tiền. Lâu lâu có đồ ăn, các cháu chia phần và nhường cho nhau, đứa ăn một ít, thấy thương lắm”.

Nuôi một đứa trẻ đối với nhiều người đã là điều vất vả, nhưng với bà Tiết, chữ khổ đã đến tận cùng. Căn nhà lá nhỏ ọp ẹp, diện tích chừng 50m2 xây dựng năm 1996 trên mảnh đất của người thân cho ở nhờ, là nơi trú ngụ của 8 thành viên. May mắn là địa phương vận động được mạnh thường quân hỗ trợ đang xây dựng nhà, nên gia đình bà Tiết có chỗ che mưa, che nắng. Mặc dù vậy, cái ăn hàng ngày của các cháu vẫn là nỗi trăn trở của nhiều người, đặc biệt là chính quyền địa phương.

Ông Võ Văn Tững, Bí thư Chi bộ ấp 7, xã Lương Nghĩa, nói: “Chúng tôi hy vọng các cháu nhận được tiền bảo trợ xã hội để cuộc sống tốt hơn, đặc biệt là có điều kiện tiếp tục đến trường. Ở địa phương luôn ưu tiên xét tặng quà cho gia đình vào dịp lễ, tết hay khi có mạnh thường quân hỗ trợ, nhưng điều đó vẫn không thấm vào đâu”.

Dù nghèo, khó khăn nhưng bà Tiết luôn cố gắng dùng sức già còn lại để lo cho các cháu ăn học đến nơi, đến chốn. Bà Tiết bảo chỉ có con chữ mới thay đổi cuộc sống, không muốn thấy các cháu phải khổ như cuộc đời vợ chồng mình đang đối diện. Dường như giờ đây, chẳng đêm nào bà ngủ ngon bởi không biết ngày mai phải xoay xở đâu để có tiền mua gạo, thức ăn cho các cháu được no lòng…

Gia đình bà Tiết rất cần sự giúp đỡ của quý mạnh thường quân để cuộc sống ổn định hơn, giúp các mầm non tương lai của đất nước có thêm cái ăn, cái mặc, được tiếp tục đến trường. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ:  Bà Thị Tiết, ở ấp 7, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ hoặc Đội công tác xã hội Báo Hậu Giang, đường Võ Văn Kiệt, phường V, thành phố Vị Thanh. Số điện thoại: 0293.3878769.

Bài, ảnh: HỒNG NHUNG

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap