【w2.ket qua bong da】Thành công ngay bước đầu
98% số trẻ được tiêm không xảy ra phản ứng
Thừa Thiên Huế bước vào chiến dịch tiêm phòng vắc xin sởi-rubella cho trẻ 1-14 tuổi,ànhcôngngaybướcđầw2.ket qua bong da ngày 20-9-2014, một chiến dịch lớn nhất từ trước đến nay với hơn 290.000 trẻ trên địa bàn được phòng ngừa. Phú Vang được chọn làm điểm theo phương thức “cuốn chiếu” từng đợt, theo địa bàn và không lồng ghép với các hoạt động tiêm chủng khác. Sau Phú Vang, địa phương còn lại đồng loạt vào chiến dịch từ ngày 5-10-2014.
Khám tiêm vắc xin sởi-rubella cho trẻ tại TP Huế |
Có mặt ở huyện Phú Vang trong những ngày đầu ra quân, chúng tôi nhận thấy số trẻ ở địa phương này cần tiêm khá lớn (hơn 40.000 trẻ). Phụ huynh đưa con em đến tiêm đông đủ, trật tự, không phải đợi chờ. Các điểm tiêm ở Trạm y tế Phú Đa hay Vinh Thái phụ huynh đưa con đến tiêm được cán bộ y tế hướng dẫn quy trình thủ tục chặt chẽ. Qua bàn đón tiếp, hướng dẫn, các cháu được khám sàng lọc, tư vấn, chỉ định tiêm, ghi chép sổ sách và theo dõi sau tiêm. Với sự chuẩn bị chu đáo về nguồn lực, vật lực, ngay khi kết thúc đợt 1 vào 15-10, Phú Vang có 39.687/40.080 trẻ trong độ tuổi được tiêm, đạt 99,02%.
Trong thời gian này, Phong Điền cũng vào chiến dịch, có sự quan tâm sâu sát của cấp ủy chính quyền, ban, ngành đoàn thể xã hội nên mang lại kết qủa ngoài mong đợi. 7101/7140 trẻ được tiêm phòng, đạt 99,45%. Bên cạnh Phong Điền, Hương Trà cũng đạt tỷ lệ 99,15%, với 9.114/9.192 trẻ trong dịp này.
Chiến dịch tiêm phòng vắc xin sởi-rubella ở Thừa Thiên Huế ở 100% xã, phường trên địa bàn, với thời gian từ tháng 8-2014 đến tháng 2-2015 cho khoảng 290.897 trẻ. Để giảm tối đa đối tượng bị sót, không được tiêm chủng, cũng như tập trung hiệu quả các nguồn lực, thuận tiện cho các đối tượng đến tiêm chủng, chiến dịch triển khai 3 đợt. Đợt 1, tiêm cho nhóm trẻ từ 1-5 tuổi và nhóm trẻ từ 6 đến 14 tuổi không đi học trên toàn tỉnh, thời gian triển khai tháng 9 đến tháng 10 năm 2014; đợt 2, tiêm cho nhóm trẻ từ 6-10 tuổi vào tháng 11 và tháng 12 năm 2014, số trẻ học tại các trường tiểu học trên toàn tỉnh; đợt 3, tiêm cho nhóm trẻ từ 11-14 tuổi vào tháng 1, tháng 2 năm 2015, đối với trẻ đang học tại các trường trung học cơ sở. |
Theo PGS.TS Nguyễn Đình Sơn, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, nhằm phục vụ cho chiến dịch tiêm phòng sởi-rubella, đội ngũ cán bộ y tế các trạm đều qua các lớp tập huấn, được cấp chứng chỉ về an toàn tiêm chủng. Công tác giám sát được thực hiện ở tất cả các tuyến. Trong thời gian diễn ra chiến dịch, Ban chỉ đạo chiến dịch tỉnh tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát tại các huyện, thị xã về công tác tổ chức, phục vụ tiêm chủng, quy trình tiêm, độ an toàn của hệ thống dây chuyền lạnh bảo quản vắcxin và việc thực hiện theo dõi sau tiêm, công tác sẵn sàng ứng phó cấp cứu khi có trường hợp phản ứng thuốc xảy ra... Nhờ thực hiện đúng quy trình, chấp hành tốt các quy định nên kết thúc đợt 1, Thừa Thiên Huế đã có 111.202/113.469 trẻ trong độ tuổi được tiêm, đạt 98%, đặc biệt không có trường hợp nào xảy ra phản ứng.
Chuẩn bị tốt cho đợt 2 và 3
Chiến dịch tiêm chủng đợt 1 vẫn còn những vấn đề đáng quan tâm, như một số nơi, số trẻ đến tiêm trong một thời điểm quá đông, các phòng tiêm bố trí chưa hợp lý, một số cán bộ y tế không thực hiện tư vấn cho phụ huynh về phản ứng có thể xảy ra khi tiêm chủng... Một vấn đề khác là nhiều nơi chưa quản lý được số trẻ hoãn sau tiêm. Cụ thể ở TP Huế, sau khi kết thúc vẫn còn hơn 900 trẻ chưa tiêm trong tổng số điều tra là 72.284 trẻ. Theo ông Nguyễn Văn Diên, Đội phó Đội Y tế Dự phòng TP Huế, trong số hơn 900 trẻ nói trên, có 67 trẻ chống chỉ định, 525 trẻ hoãn tiêm và 394 không đến tiêm chưa rõ nguyên nhân. Con số này đang rà soát để đưa vào tiêm vét đợt 2 và 3 sắp đến.
Theo PGS.TS Nguyễn Đình Sơn, Ban chỉ đạo Chiến dịch tỉnh đang có nhiều giải pháp khắc phục những tồn tại trên để bước vào chiến dịch đợt 2 và đợt 3. Đó là, đẩy mạnh việc phối hợp giữa chính quyền địa phương, nhà trường rà soát điều tra tránh bỏ sót trẻ trong độ tuổi tiêm phòng; ghi chép, quản lý chặt chẽ danh sách các trường hợp hoãn tiêm để lên kế hoạch tổ chức tiêm vét; bổ sung thêm cán bộ y tế, phân bố lại giờ tiêm lịch tiêm cụ thể theo giấy mời với địa bàn có số trẻ tiêm lớn như TP Huế; bố trí các phòng tiêm, phòng khám, phòng chờ trước và sau tiêm hợp lý; tập huấn kỹ thuật tiêm chủng an toàn; thành lập các đội tổ phản ứng nhanh xử lý kịp thời khi có trường hợp phản ứng thuốc...
Thêm yếu tố quan trọng để chiến dịch về đích sớm là chuẩn bị nguồn vắc xin, bơm kim tiêm hộp an toàn đầy đủ; tăng cường cán bộ tuyến tỉnh, huyện về cơ sở giám sát trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch. Theo kế hoạch chiến dịch đợt 2 và 3 diễn ra vào ngày 4-11; trong đó, chọn huyện A Lưới và Nam Đông triển khai sớm từ ngày 4 đến 15 -11, với mục tiêu phấn đấu đạt trên 95% trẻ trong độ tuổi và đảm bảo an toàn khi tiêm. Tiếp theo là các huyện, thị xã, thành phố còn lại bước vào chiến dịch và phấn đấu hoàn thành trước tháng 2-2015.