【giai hang hai duc】Kỳ họp bất thường Quốc hội chỉ giải quyết vấn đề cấp thiết cho quốc kế dân sinh

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Kỳ họp bất thường Quốc hội chỉ giải quyết vấn đề cấp thiết cho quốc kế dân sinh,ỳhọpbấtthườngQuốchộichỉgiảiquyếtvấnđềcấpthiếtchoquốckếdâgiai hang hai duc Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh trong phát biểu khai mạc phiên họp thứ 5 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, sáng 22/11.

Tại phiên họp này, Quốc hội sẽ tổng kết kỳ họp thứ 2 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp chuyên đề tháng 12/2021 và kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Đề cập nội dung này, Chủ tịch Quốc hội nói, trên cơ sở bài học kinh nghiệm của kỳ họp thứ hai và ý kiến của đại biểu Quốc hội, của cử tri, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến sơ bộ chuẩn bị kỳ họp thường kỳ vào tháng 5/2022, với tinh thần chuẩn bị từ sớm từ xa.

Và, nếu chuẩn bị kỹ lưỡng thì Quốc hội sẽ có kỳ họp bất thường (cách gọi theo quy định của luật). Nhấn mạnh điều này, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, kỳ họp này chỉ giải quyết vấn đề cấp bách, cấp thiết cho quốc kế dân sinh và những vấn đề đó phải được chuẩn bị kỹ lưỡng.

Tối đa chỉ có 5 nội dung Chinh phủ trình còn các vấn đề khác đưa ra kỳ họp thường xuyên, chứ nhiều bộ  ngành cứ trình vấn đề bổ sung thì còn gọi gì là bất thường nữa, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Nhắc lại chỉ xem xét tối đa 5 việc, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý thêm rằng nếu chỉ chuẩn bị kỹ được 1 việc thì chỉ bàn 1 việc. Ông đề nghị các cơ quan liên quan vào cuộc ở mức độ cao nhất, kể cả phải làm ngày, làm đêm để chuẩn bị cho nội dung kỳ họp bất thường.

Quốc hội không xem xét chương trình tổng thể phục hồi kinh tế, xã hội hay chiến lược phòng chống dịch mà chỉ  xem xét quyết định gói chính sách tài khoá và tiền tệ đối với hai chương  trình này thôi, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh và cho biết vẫn chưa khẳng định có hay không có kỳ họp bất thường này vì còn phục thuộc vào công tác chuẩn bị.

Liên quan đến các nội dung khác của phiên họp, về công tác lập pháp, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về đề nghị của Chính phủ về bổ sung 2 dự ánLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

Với Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội cho biết đã có dự kiến đưa vào từ Nhiệm kỳ quốc hội khoá XIV, song có nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau nên chưa được xem xét.

Tại nghi quyết chung của kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV, dự án luật này đã được Quốc hội yêu cầu sớm xem xét cùng với 1 số luật khác như Luật Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội. Ông Vương Đình Huệ đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến những nội dung chính sách lớn khi sửa luật, làm sao để khắc phục được tình trạng chủ yếu đưa dự án luật vào xếp chỗ cho có, chưa coi trọng lắm về các chinh sách cần sửa đổi, bổ sung.

Cần siết chặt kỷ luật kỷ cương, đã đưa vào cần xem xét kỹ lưỡng, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cần tập trung cho ý kiến có cần thiết đưa vào chương trình không, chuẩn bị như thế được chưa, cái gì cần thêm, Chủ tịch Quốc hội phát biểu.

Ông cũng lưu ý, mỗi lần sửa luật là cơ hội rất lớn, nhất là Luật Khám chữa bệnh, qua phòng chống dịch Covid-19 vừa qua thấy rõ sự cần thiết phải sửa đổi bổ sung, nhưng làm cho kỹ lưỡng chứ không phải làm cho có.

Về việc ký Hiệp định Bảo hiểm xã hội giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân Quốc, một nội dung khác của phiên họp, Chủ tịch Quốc hội nói đây là hiệp định toàn diện về bảo hiểm xã hội song phương đầu tiên của Việt Nam. Hai nước đã có thời gian đàm phán và thốnbg nhất được được nhiều nội dung lớn, tránh đóng bảo hiểm xã hội hai lần và tối ưu hoá quyền lợi của người đóng bảo hiểm tại hai quốc gia, trong bối cảnh người lao động làm việc rất động và đang tăng lên.

Tại Hiệp đình này Chính phủ trình hai vấn đề chưa có quy định trong luật, đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu kỹ để thúc đẩy sớm việc ký kết, phục vụ hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước thời gian tới, ông nói. 

Một nội dung nữa cũng được Chủ tịch Quốc hội đề cập là Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét báo cáo kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Nhấn mạnh đây là hoạt động giám sát quan trọng cần được thực hiện thường xuyên, ông Huệ cho biết đã yêu cầu các cơ quan giám sá tỏ rõ chính kiến, chẳng hạn vừa qua có 69 văn bản trái quy định pháp luật thì trách nhiệm ở đâu, của ai.

Đã làm là đến nơi đến chốn, phải chỉ rõ ở đâu làm tốt để biểu dương, chỗ nào ban hành văn bản trái luật thì phải chỉ ra địa chỉ rõ ràng, không ngại va chạm, Chủ tịch yêu cầu.