【ket qua bong da mỹ】Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Đặc biệt lưu ý điều hành giá hàng hóa thiết yếu

CPI bình quân 9 tháng tương đối “dễ thở”

Trình bày báo cáo tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá,óThủtướngLêMinhKháiĐặcbiệtlưuýđiềuhànhgiáhànghóathiếtyếket qua bong da mỹ ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết, trong 9 tháng năm 2023, giá cả thị trường trong nước cơ bản ổn định, lạm phát đang được kiểm soát và theo xu hướng giảm dần.

Từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã có các văn bản chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp về quản lý, điều hành để bình ổn giá, hạn chế những biến động của mặt bằng giá gây tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Đặc biệt lưu ý điều hành giá hàng hóa thiết yếu
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Đức Minh.

Đồng thời, triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Theo đó, thị trường các mặt hàng thiết yếu không có biến động bất thường, nguồn cung được bảo đảm, giá cả hàng hóa cơ bản ổn định, diễn biến theo đúng với kịch bản điều hành giá của Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra.

Bình quân 9 tháng năm 2023, CPI tăng 3,16% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,49%.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, kết quả CPI 9 tháng qua theo đúng mục tiêu đề ra. Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới lạm phát vẫn đang neo ở mức cao thì nước ta lạm phát ổn định, CPI bình quân 9 tháng tăng 3,16% so với cùng kỳ năm trước.

Bộ Công thương đã quản lý chặt chẽ các mặt hàng do Bộ quản lý, đồng thời, đảm bảo nguồn cung nhất là hàng hóa thiết yếu, tránh để mất cân đối cung cầu ảnh hưởng tới giá cả thị trường. Trong khi giá cả hàng hóa trong nước ổn định, thì giá nhiên liệu, năng lượng, khí hóa lỏng tăng giảm đan xen, do phụ thuộc vào giá thế giới.

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, từ nay đến cuối năm, cơ bản sẽ hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát đề ra. Bộ Công thương điều hành linh hoạt giá xăng dầu. Mặt bằng giá xăng dầu 9 tháng giá bình quân giảm, dầu hỏa giảm 11,26%, xăng dầu giảm 15,26%

“Tuy nhiên từ tháng 9, giá dầu bắt đầu tăng. Trên thị trường Singapore, giá thành phẩm bình quân tháng 9 tăng khoảng 11-20% so với tháng 8/2023, dự báo sẽ ảnh hưởng tới giá xăng dầu trong nước trong thời gian tới. Dự báo giá xăng dầu quý 4 bình quân năm 2023 tăng so với 3 quý trước đây” - ông Đỗ Thắng Hải dự báo.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh cho biết, thị trường bất động sản trầm lắng cả nguồn cung và cầu đã tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế. Thị trường vật liệu xây dựng cơ bản ổn định và giảm. Duy chỉ có mặt hàng cát trong xây dựng tăng. Vì thế, CPI năm nay hạ nhiệt hơn năm ngoái. Thứ trưởng Bùi Hồng Minh cho rằng, việc điều phối để đạt mục tiêu là không khó. Từ nay đến cuối năm, dự báo thị trường bất động sản và vật liệu xây dựng không biến động.

Liên quan đến giá vận tải, theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ, Bộ Giao thông vận tải kiểm soát chặt chẽ những mặt hàng do Bộ quản lý, như giá hàng không, giá vận tải hàng hải, vận tải đường bộ… Về cơ bản từ nay đến cuối năm giá các dịch vụ vận tải không có biến động.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho rằng, lạm phát cơ bản được điều hành theo đúng mục tiêu đề ra. 9 tháng lạm phát cơ bản tăng 4,49%. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chủ động điều hành chính sách tiền tệ, giảm mặt bằng lãi suất, điều hành tỷ giá linh hoạt.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, CPI bình quân 9 tháng tương đối “dễ thở”, mục tiêu kiểm soát lạm phát sẽ cơ bản hoàn thành theo đúng mục tiêu. Tuy nhiên, tốc độ giảm của CPI nhanh hơn lạm phát lõi. Việc điều chỉnh các mặt hàng do Nhà nước định giá, cần tính toán thời điểm, tránh tác động lên chỉ số giá tiêu dùng.

Về dự báo tình hình từ nay đến cuối năm, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, khoảng cách dư địa từ 3,16% đến 4,5% là khá lớn, dự báo CPI cả năm có thể thấp hơn mục tiêu đề ra.

Giữ được chỉ số lạm phát thấp hơn mục tiêu

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, bình quân 9 tháng tăng 3,16% và lạm phát cơ bản được kiểm soát, giá cả thị trường tương đối dễ chịu, do đó, dự báo sẽ đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát đề ra từ đầu năm.

Sỡ dĩ, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp có yếu tố từ chính sách giá các mặt hàng thiết yếu được điều hành hiệu quả, chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Đặc biệt lưu ý điều hành giá hàng hóa thiết yếu
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi: Các bộ, ngành phải có kịch bản truyền thông khi dự kiến điều chỉnh giá những mặt hàng do mình quản lý. Ảnh: Đức Minh.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi, một yếu tố quan trọng, giúp kiểm soát CPI đó là mức cầu thấp của nền kinh tế. Về dự báo CPI cả năm, các cơ quan cơ bản đồng nhất, còn dư địa để điều hành.

Dự báo từ nay đến cuối năm còn nhiều khó khăn, thách thức, nền kinh tế còn phải đối mặt với nhiều rủi ro, nên không thể chủ quan trong điều hành. Đối với giá xăng dầu, dự báo diễn biến phức tạp, do đó việc đảm bảo nguồn cung trong nước là yếu tố vô cùng quan trọng trong điều hành. Lưu ý trong điều hành, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho rằng, tác động tâm lý đến giá cả là rất lớn, do đó, các bộ, ngành phải có kịch bản truyền thông khi dự kiến điều chỉnh giá những mặt hàng do bộ, ngành mình quản lý.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái biểu dương các bộ, ngành đã chủ động vào cuộc, thực hiện theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá trong kiểm soát lạm phát. 9 tháng năm 2023 CPI tăng 3,16% là thành công trong điều hành.

Từ nay đến cuối năm, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành phải kiên định điều hành lạm phát theo đúng mục tiêu đề ra. Theo đó, Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý công tác điều hành giá một số hàng hóa thiết yếu, như: giá xăng dầu, giá điện, giá lúa gạo... Dự báo từ nay tới cuối năm vẫn còn dư địa điều hành giá, tuy nhiên, cần tiếp tục theo dõi sát tình hình, chủ động điều hành, giữ được chỉ số lạm phát thấp hơn mục tiêu.

Về tổng thể, Phó Thủ tướng đề nghị cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác; điều hành tỷ giá phù hợp với tình hình, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo định hướng đề ra, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Kiểm soát lạm phát cơ bản và tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung.

Bộ, ngành phải chủ động rà soát phương án điều chỉnh giá của bộ mình

Trong quý IV/2023, trong điều kiện vẫn còn dư địa kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra ở mức 4,5%, các bộ, ngành, địa phương chủ động rà soát các phương án điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường. Theo đó, đánh giá kỹ tác động đối với bằng giá, mục tiêu kiểm soát lạm phát để có phương án điều chỉnh giá theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định theo lộ trình, thời điểm, mức độ phù hợp.