BP - Qua tuần tra,ếtchặttuầntrabảovệVườnquốcgiaBugraveGiaMậsoi kèo mu vs man city lực lượng chức năng phát hiện 2 vụ khai thác rừng trái phép (không xác định được đối tượng) với tổng khối lượng gỗ thiệt hại 3,888m3. Hạt kiểm lâm đã kiểm điểm trách nhiệm tập thể và cá nhân liên quan vì để xảy ra khai thác trên khu vực quản lý mà không phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Ban quản lý vườn đã xử lý 4 vụ vi phạm hành chính, tịch thu 1.600 sợi song mây với tổng trọng lượng 8.000kg, 1 lưỡi cưa bằng sắt (cưa tay).
Giai đoạn cao điểm mùa khô, Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Bù Gia Mập luôn đảm bảo quân số trực phòng cháy và chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện. Ban quản lý vườn đặc biệt quan tâm, chú trọng tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy rừng và nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chữa cháy rừng kịp thời trong các dịp nghỉ lễ, tết, khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Vì vậy, trong 6 tháng đầu năm nay trên lâm phần vườn không có vụ cháy rừng nào xảy ra.
Lực lượng kiểm lâm bàn kế hoạch, phương án trước khi đi tuần tra, bảo vệ rừng tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập
Tuy nhiên, trên lâm phần vườn vẫn còn tình trạng các đối tượng xâm nhập để khai thác lâm sản trái phép mà chưa phát hiện và ngăn chặn hiệu quả; tình trạng săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã vẫn xảy ra. Tình hình các đối tượng xâm nhập khu vực giáp ranh giữa vườn quốc gia với tỉnh Đắk Nông, khu vực dọc sông Đắk Huýt để khai thác lâm sản vẫn còn, chưa ngăn chặn dứt điểm.
Bên cạnh đó, 15 cộng đồng, đơn vị nhận khoán bảo vệ rừng tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập đã tổ chức cắm chốt bảo vệ rừng tại diện tích nhận khoán, cử người luân phiên trực tuần tra bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng cùng lực lượng kiểm lâm. Do đó, diện tích rừng được bảo vệ, không bị xâm chiếm.
Trong 6 tháng đầu năm, Ban quản lý vườn đã thực hiện các công trình vốn sự nghiệp, vốn chương trình mục tiêu năm 2019 được giao; tham gia nghiệm thu đưa vào sử dụng các công trình xây dựng chuồng cứu hộ, sửa chữa hồ chứa nước suối Mít; thực hiện trình quyết toán vốn đầu tư các công trình hoàn thành năm 2018. Tính đến hết ngày 30-6-2019, tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn của vườn như nguồn vốn sự nghiệp (chi thường xuyên) giải ngân 8,9/18,8 tỷ đồng (đạt 47%); nguồn vốn dự án (ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu) giải ngân 1,1/4 tỷ đồng (đạt 27%); chi dịch vụ môi trường rừng giải ngân 3/14,5 tỷ đồng (đạt 21%).
Thực hiện công tác giáo dục môi trường và dịch vụ môi trường rừng, Ban quản lý vườn đã tổ chức tuyên truyền cho người dân 3 xã vùng đệm về phòng cháy, chữa cháy rừng, giá trị của rừng, các văn bản quy định, tầm quan trọng các loài động - thực vật, bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng... Từ đó giúp người dân tham gia tích cực hơn vào công tác bảo vệ rừng. Vì vậy, 6 tháng đầu năm nay không có vụ phá rừng nào xảy ra trên lâm phần của vườn.
Hệ thống phát triển du lịch sinh thái của vườn đã và đang từng bước được hoàn thiện, bước đầu thu hút du khách tham quan. 6 tháng qua, Ban quản lý vườn tổ chức tiếp đón, hướng dẫn tham quan, tuyên truyền cho 1.405 lượt người. Tuy nhiên, cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch sinh thái tại vườn chưa được đầu tư, đội ngũ hướng dẫn viên, cán bộ phụ trách du lịch chưa được đào tạo bài bản nên việc tổ chức, phát triển du lịch còn hạn chế.
Công trình điều tra giám sát đa dạng sinh học trên toàn lâm phần vườn đã lập và điều tra trên các tuyến điều tra cố định theo đúng kế hoạch, đồng thời thực hiện điều tra ngẫu nhiên trên nhiều tuyến khác trong lâm phần vườn. Ngoài ra đã ghi nhận và đánh giá sơ bộ được một số khu vực thường xuyên bị tác động như: khu vực dọc biên giới, khu vực dọc ranh giới với lâm phần Đắk Nông thường bị các đối tượng xâm nhập rừng khai thác gỗ, săn bắn, bẫy bắt động vật rừng trái phép... Công tác chăm sóc vườn ươm giống 3 loài cây gỗ quý (gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương) phục vụ trồng rừng đến nay đang thực hiện, cây giống sinh trưởng ổn định và đang bàn giao.
Song song đó, công tác cứu hộ tương đối tốt và đã đi vào nền nếp, kỹ năng cứu hộ dần được nâng lên, đã tiếp nhận thêm 1 cá thể động vật hoang dã để cứu hộ và tiến hành các bước để thả 10 cá thể đủ điều kiện về môi trường tự nhiên. Đồng thời, chăm sóc tốt 27 cá thể động vật đang nuôi cứu hộ; chăm sóc, nuôi dưỡng đàn nai, hươu sao và heo rừng lai; tiếp tục thuần hóa đàn nai, hươu, thay đổi quy trình nuôi đàn heo rừng lai để tăng hiệu quả, bảo đảm chất lượng... Từ đó góp phần bảo vệ các loài động vật, duy trì cân bằng hệ sinh thái và bảo tồn sự đa dạng sinh học của vườn quốc gia.
Thúy Ngọc